Đường vào làng dệt thổ cẩm chăm Mỹ Nghiệp cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) khoảng 12 km về hướng Nam.
Nhà trưng bày sản phẩm và trình diễn nghề nằm ngay giữa làng vừa được chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng; giúp bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống dân tộc Chăm đang bị mai một.
Những thước vải thổ cẩm đẹp mê hồn, được làm ra từ chính bàn tay người thợ Chăm
Nét độc đáo của làng nghề này là dệt vải theo cách thủ công truyền thống, không sử dụng máy móc, bảo lưu gần như nguyên vẹn các công đoạn thời cha ông: từ chất liệu đến hoa văn, bí quyết phối màu, màu nhuộm.
Người thợ thủ công trân trọng từng mét thổ cẩm làm ra. Rất khó tin là là 1m vải, người thợ được trả công là 15 nghìn đồng; mỗi người chỉ dệt trung bình 3m/ngày.
Một du khách đang thử dệt thổ cẩm; thao tác cần phối hợp cả chân, tay và sự di chuyển nhanh của đôi mắt.
Bí thư tỉnh ủy Ninh Thuận – Nguyễn Chí Dũng đang kiểm tra số máy móc mới được nhập về. Số máy này được tỉnh Ninh Thuận hỗ trợ, giúp bà con hoàn thiện sản phẩm ở các công đoạn khó, trước khi bán ra thị trường. Vị bí thư này cũng từng đứng ra vận động doanh nghiệp và bỏ tiền túi cho làng nghề thổ cẩm Chăm 500 triệu đồng làm vốn kinh doanh.
Hàng ngày làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp đón hàng trăm khách đến thăm, mua hàng, trong đó có không ít doanh nghiệp từ TPHCM, Hà Nội. Mong ước của bà con hiện nay là mở được chi nhánh, bán sản phẩm tại các TP lớn để quảng bá sản phẩm..
Cách làng nghề dệt thổ cẩm chưa đầy 1 km, là làng gốm cổ Bàu Trúc. Trong ảnh là nghệ nhân Đàng Xem đang giới thiệu với khách về các sản phẩm gốm.
Đây là làng gốm duy nhất ở Việt Nam mà người thợ chỉ dùng bàn tay tài hoa của mình để cho ra đời những sản phẩm đất nung.
Một sản phẩm hoàn thành trong vòng 5 phút, nhưng người thợ phải xoay quanh cục đất sét hàng trăm vòng.
Người thợ Chăm khéo tay và cần mẫn.
Một sản phẩm gốm Bàu Trúc làm bằng tay sắp được đưa vào lò nung…Giá của cặp bình này khoảng 3 triệu đồng.
Một sản phẩm đặc trưng của làng gốm Bàu Trúc, do đốt thủ công nên sản phẩm không đều lửa, nhưng đây là nét riêng khó từ bỏ của làng nghề này.
Khách từ TPHCM tìm mua những sản phẩm “độc” của làng gốm Bàu Trúc.UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã hỗ trợ làng nghề này vốn, vận động thành lập hợp tác xã, tìm đầu ra cho sản phẩm gốm Chăm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét