Lễ khai mạc Triển lãm nghệ thuật - văn hóa vùng Himalaya diễn ra trong một ngày mưa gió nhưng vẫn thu hút đông đảo nghệ sĩ và người yêu nghệ thuật Thủ đô.
Toàn bộ triển lãm đã xây dựng lại một không gian đậm chất Himalaya truyền thống.
Khách mời danh dự của triển lãm: Đức Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche đến từ Vương quốc Bhutan.
Đức Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche bày tỏ niềm hoan hỉ khi được viếng thăm một không gian văn hóa Himalaya hoàn hảo tại Việt Nam. Ngài chia sẻ: “Nghệ thuật không biên giới, giá trị nghệ thuật hay cuộc sống cũng không biên giới”. Trong ảnh là một tác phẩm Thanka đá quý của nghệ nhân Việt Nam.
Mandala đá quý Kim Cương Thượng Sư do Drukpa Việt Nam chế tác.
Các tác phẩm mang đến triển lãm lần này đều có xuất xứ từ Nepal, Bhutan do các nghệ nhân hàng đầu chế tác, gồm những nguyên bản vô cùng quý giá của truyền thống điêu khắc dòng họ Đức Phật Thích Ca.
Tượng Đức Phật A Di Đà.
Tượng Đức Tara.
Tượng Đức Quan Âm tử thủ.
Bộ tượng quý giá tám hóa thân Đức Liên Hoa Sinh.
Thangka đá quý bản lớn Đức Phật Thích Ca, tác phẩm của nghệ nhân Drukpa Việt Nam.
Mỗi đường nét tác phẩm đều vô cùng tinh xảo.
Sáu sức trang hoàng (giữa), pháp khí của hành giả Kim Cương Thừa cao cấp.
Mandala Vũ trụ 5 tầng. Chất liệu bạc khảm đồng.
Trang phục truyền thống của hành giả Kim Cương Thừa.
Các tác phẩm nghệ thuật thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ đến tham quan.
Đầu tôn tượng Đức Phật Thích ca.
Bản tôn thiền định Vajra Yogini, tiêu biểu cho trí tuệ và là đối tượng thiền định của hành giả Kim Cương Thừa.
Những khí cụ cơ bản trong nghi lễ của Kim Cương Thừa Phật Giáo.
Trang phục Hộ Pháp Mahakala, vị Hộ pháp của Truyền thừa Phật giáo Đại Thừa Kim Cương Thừa Drukpa.
Tôn tượng Đức Phật Di Lặc cao hai mét, một tác phẩm vô cùng quý giá và tinh xảo.
Quyền trượng kim cương, pháp khí tối thượng, tượng trưng cho quyền lực tối cao của Kim Cương Thừa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét