Phố Tạ Hiện thời xưa.
Tạ Hiện ngày nay nổi tiếng với các sản phẩm lưu niệm dành cho khách du lịch: nem chua rán, khoai tây chiên, trà đá… Phố dài 266m (do mấy đoạn phố cũ xưa gộp lại thành một phố dài), xưa kia nguyên là đất phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương cũ.
Tất cả mọi người vẫn gọi con phố này với cái tên quen thuộc là Tạ Hiền, nhưng thực ra tên chính xác của con phố là Tạ Hiện. Tạ Hiện là một trong số ít những con phố còn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc ban đầu.
Thời xưa, từ Hàng Buồm đến ngã ba Sầm Công (nay là phố Lương Ngọc Quyến), rạp hát Quảng Lạc ở quãng giữa ngõ về phía bên phải.
Từ rạp hát đến hết ngõ, tức là ngã tư phố Galet (Lương Ngọc Quyến) có độ trên mười gian nhà đều là nhà nhỏ hẹp một tầng cũ kĩ và chật chội. Những nhà bên dưới rạp Quảng Lạc đều mở cửa hàng ăn uống giải khát phục vụ khách xem hát hoặc đi chơi đêm. Chủ nhà hàng hầu hết là khách trú; họ bán từ nước chanh, chè ấm... cho tới cháo, phở, vằn thắn... Cửa hàng chật chội, lò bếp nấu nướng ở ngay cạnh cửa ra vào.
Đối diện rạp Quảng Lạc là một ngã ba, một ngõ hẻm nữa, gọi là ngõ Sầm Công đa số cũng là người Tàu. Họ làm đủ mọi nghề: phu khuân vác cho các nhà buôn xuất nhập khẩu ở mấy phố Hàng Buồm, Đào Duy Từ, làm công trong các cửa hiệu, bán hàng rong, thịt quay, bánh bao, bán các thứ chè vừng đen, chè khoai, bánh rán… đi các phố. Dọc hai bên ngõ Sầm Công có khoảng trên chục số nhà, nhà nào cũng nhỏ bé chật hẹp.
Dãy lẻ của khu phố hiện tại còn 10 ngôi nhà liền khối, được xây dựng từ khoảng đầu thế kỷ 20. Các ngôi nhà này đều có hai tầng, mái ngói dốc, hình dạng giống nhau. Bên dãy chẵn cũng là những ngôi nhà có kiến trúc tương tự nhau, nhưng mang nét truyền thống Việt Nam với tầng hai được xây lùi vào trong so với tầng một nằm sát mặt đường.
Đây cũng là con phố cổ được chọn để trùng tu, cải tạo thí điểm chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, được thực hiện bởi sự hợp tác giữa hai thành phố Hà Nội và Toulouse (Pháp). Toàn bộ mặt tiền phía cuối khu vực Tạ Hiện - ngã tư cắt Lương Ngọc Quyến được trùng tu, cải tạo giống hệt kiến trúc ngày xưa. Công trình khởi công từ ngày 11/11/2010 và kết thúc vào 30/6/2011.
Phố Hàng Buồm thời xưa.
Nét kiến trúc xưa cũ của Hội quán Quảng Đông vẫn còn tồn tại ở trường mẫu giáo Tuổi thơ.
Trong những năm biến động từ 1873 đến 1882, các thương nhân Hoa Kiều làm giàu nhanh chóng và tập trung ngày càng đông ở đây, người Việt ở đó dần dần dọn nhà sang các phố khác, Hàng Buồm biến thành một "phố Khách" với những cửa hàng buôn bán của người Hoa giàu có, phát đạt.
Họ mở nhiều nhà hàng Tàu nổi tiếng và thịt quay Hàng Buồm chính là một di sản mà họ để lại ở Hà Nội. Ngày nay, món thịt quay vẫn là đặc sản của phố Hàng Buồm. Các cửa hàng thịt quay có tiếng của phố là Phú Điền (số nhà 103), Trung Ký (số 109), Đông Phú (số 117) và đặc biệt là Vạn Thành (số 108), lúc nào cũng đông khách.
Đền thờ thần Long Đỗ, là trấn phương Đông của kinh thành Thăng Long xưa.
Đền thờ thần Long Đỗ, là trấn phương Đông của kinh thành Thăng Long xưa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét