Món salad tại nhà hàng Le Relais Gascon ở đồi Monmarte (Paris) không phải món khai vị mà là món chính với rau, khoai tây tươi thái mỏng chiên, và lựa chọn thịt gà, thịt hun khói, cá hồi hoặc cá ngừ. (Ảnh chụp tối 21/12/2012).
Lát sau, một ông bồi bàn nhiều tuổi hơn ra dọn bàn và cau mày khi nhìn thấy chai ketchup ở đó, quay ra xổ một tràng tiếng Pháp với anh bồi kia. Anh này nhún vai nói giọng phân trần và chỉ về phía tôi. Tôi càng cười ngặt nghẽo và đội chiếc mũ len in chữ Las Vegas to đùng trên trán (mà tôi mua ở Las Vegas), đứng dậy nghênh ngang chào tạm biệt các bạn Pháp và bước ra, cố kìm không nhìn vào mắt anh bồi mà nói “Later, dude” (cách tạm biệt thông tục theo kiểu Mỹ).
Stockholm đón chúng tôi với nhiệt độ -17C. Sau khi tưởng suýt lên cơn đau tim vì cái lạnh quá sốc, chúng tôi lao vào một nhà hàng nhỏ gần đó, uống whisky ấm sực và chén đẫy thịt bò hảo hạng.
Bán đảo Scandinavia bao quanh bởi biển Baltic, biển Bắc, biển Na Uy và biển Barents, được ưu đãi bởi nguồn cá phong phú và độc đáo. Thực đơn của chúng tôi triền miên những món cá ngon tuyệt mà một kẻ dốt đặc về ngôn ngữ của những món ăn (dù là bằng tiếng Việt hay tiếng gì đi chăng nữa) như tôi không thể nhớ nổi tên, trừ cá hồi là món mà tôi đã ních cật lực trong suốt thời gian này.
Về thịt thì món đáng nhớ nhất tôi được thưởng thức là thịt tuần lộc, tại Phần Lan – xứ sở của loài này và cũng là nơi quê hương tương truyền của ông già Noel, người dùng con tuần lộc kéo xe để đi phát quà cho trẻ em. Helena, một người bạn Phần Lan mà chúng tôi mới quen, nói rằng người dân nhiều nước, nhất là Mỹ, nơi mà văn hóa Giáng sinh rất phổ biến và mạnh mẽ, phản đối dữ dội việc dân Phần Lan ăn thịt loài vật “thiêng” này. Nhưng bà giải thích, ở vùng bắc cực thì tuần lộc gần như là nguồn cung cấp thực phẩm duy nhất cho những người đồng bào của bà, vì thế người thành phố ở Phần Lan cũng có quyền ăn nó chứ sao.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét