Hiển thị các bài đăng có nhãn Sơn Tịnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sơn Tịnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013


Liên tục từ mùng 4 tết đến nay, ngư dân ở các huyện Đức Phổ, Bình Sơn và Sơn Tịnh trúng đậm cá cơm quế. Trung bình sau mỗi đêm ra khơi, mỗi tàu đánh bắt được khoảng 3 đến 5 tấn cá cơm quế. Trừ chi phí, ngư dân thương thu về 30 - 60 triệu đồng mỗi tàu.


Tại huyện Đức Phổ, cá biệt có một số ngư dân trúng đậm cá cơm đầu năm đó là tàu cá của ông Bùi Thanh có đêm đánh bắt thu được hơn 310 triệu đồng, tàu cá của ông Châu Ngọc Thạnh được gần 290 triệu đồng. Ngư trường khai thác cá cơm nằm cách bờ khoảng 1 hải lý.


Mỗi kg cá cơm quế tươi bán tại các bến cảng có giá từ 15.000 đến 18.000 đồng.


Được mùa cá cơm, nhiều lao động có việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. Tại các bến cảng Sa Kỳ và Sa Cần, huyện Bình Sơn, mỗi ngày các tàu chở về ít nhất hơn 40 tấn cá cơm cập cảng.


Các tiểu thương trả giá cá cơm ngay tại bãi biển xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh.


Tất bật khiêng từng sọt cá cơm cân tại bãi ngay sau tàu cập bến.


Đưa cá cơm tươi lên xe máy chở đi bán tại các chợ trong tỉnh.


Hay mang đi sơ chế, hấp cá cơm ở các lò gần bãi biển.


Theo nhiều thương lái, cá cơm quế sau khi chế biến, xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc và Nhật Bản thì giá cả cao hơn gấp 3-4 lần so với giá bán cá cơm tươi ngay tại bến cảng. Thuyền trưởng Trần Nguyên ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cá cơm quế thường xuất hiện khu vực vùng biển gần nhiều nhất từ tháng 2 đến tháng 4. Từ trước đến nay, chưa bao giờ ngư dân lại trúng đậm "lộc biển" cá cơm như dịp ra khơi đầu năm nay.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013


Lễ hội Lồng Tồng ở huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang)


Lễ hội Núi Bà Đen (Tây Ninh)


Quang cảnh rước kiệu vua Quang Trung trên đường phố trước khi tiến vào gò Đống Đa (Hà Nội)


4. Hội đua thuyền Tịnh Long(huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), khai hội 5 tháng Giêng


5. Lễ hội chùa Hương  (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), khai hội mùng 6 tháng Giêng


6. Lễ hội Yên Tử(thành phố Uông Bí, Quảng Ninh), khai hội 10 tháng Giêng


7. Lễ hội Cầu Ngư  (huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế), khai hội 11 tháng Giêng


8. Lễ hội Lim(huyện Tiên Du, Bắc Ninh), khai hội 13 tháng Giêng

Xem bài viết đầy đủ

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012


Nằm bên dòng sông Trà, thôn Liên Hiệp 1 có hơn 120 hộ dân, với gần 400 nhân khẩu chuyên nghề khai thác sỏi trên sông vào mùa mưa lũ.


Sau nhiều giờ ngâm mình dưới dòng nước, trung bình mỗi gia đình khai thác được 3 - 4 khối sỏi đưa về bến. Ra đi từ lúc 2h nên lúc trở về họ tranh thủ ăn vội bữa sáng đạm bạc ngay trên ghe.


Sau khi ghe cập bến, người dân lại hối hả xúc, đội sỏi lên bờ.


Do mỗi thúng sỏi nặng 30-40 kg nên phải cần tới hai người phụ khiêng từ dưới lòng ghe lên đầu người thứ ba. Để bớt đau đầu, người trang bị mũ cối dày, người lại đội mũ len, mũ vải khi đội sỏi.


Mỗi ngày một người phải đội hàng trăm thúng sỏi nhưng cả gia đình (ba người) trừ tiền dầu máy nổ, thu nhập còn khoảng 200.000 đồng.


Ông Trần Quang Minh, Chủ tịch UBND Thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh cho biết, đã từ lâu thôn Liên Hiệp 1 được gọi là "Làng Ghe" vì cuộc sống mưu sinh của người dân gắn chặt với dòng sông Trà. Mùa nắng thì họ dùng ghe đi bắt cá, cào don; mùa mưa thì khai thác sỏi bán cho các chủ thầu vật liệu xây dựng trong và ngoài tỉnh. "Chính nhờ sự cần cù mà những năm gần đây con cái của các gia đình đều được học hành đàng hoàng", ông Minh nói.


Do thường xuyên ngâm mình trong dòng nước nên tay chân của người làng "đội sỏi" bị nứt nẻ, chai sần.

Xem bài viết đầy đủ

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012


Từ sáng sớm tinh mơ, dọc theo bãi biển Mỹ Khê thuộc địa phận xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), hàng trăm người tấp nập mua bán cá cơm quế ngay, kéo dài gần cả cây số.


Khiêng những sọt đầy ắp cá cơm quế từ ghe thúng vào bờ. Theo ngư dân, vào tháng 2 âm lịch hàng năm, nhiều đàn cá cơm quế di cư về sinh sống vùng biển gần bờ và quanh đảo Lý Sơn nhưng chưa bao giờ có mật độ dày đặc như năm nay.


Mỗi chuyến tàu ra khơi từ 15h chiều hôm trước đến 7h sáng hôm sau về bến, ít nhất đánh bắt khoảng 5 tấn, có tàu chở đến 70 tấn cá cơm. Nhiều tàu liên tiếp trúng đậm cá cơm quế trong suốt hai tuần qua, tổng doanh thu lên đến hàng tỷ đồng.


Các thương lái mua cá cơm tươi ngay tại bến với giá từ 14.000 đến 16.000 đồng một kg.


Những sọt cá cơm xếp dày trên bãi biển Mỹ Khê trong không gian trao đổi mua bán tấp nập của các thương lái.


Một ngư dân vốc cá cơm tươi mới đưa từ tàu vào bến.


Chiếc xe cũ kỹ này có thể chở cùng lúc 5 sọt cá cơm nặng gần 200 kg.


Người phụ nữ này chở cá đến chợ để bán cho người dân sử dụng muối mắm hoặc làm thức ăn hàng ngày.


Cá cơm đầy ắp trong các sọt.



Cá cơm quế được mùa góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập nhờ các khâu vận chuyển, thu mua, hấp sơ chế cá cơm... cho hàng nghìn người.



Cánh tài xế xe tải cũng bận rộn chở đá cây về bến phục vụ sơ chế, ướp cá cơm trước khi đưa đi tiêu thụ.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011


Người dân sinh sống hai bên sông Trà Khúc thuộc địa phận huyện Sơn Tịnh và TP Quảng Ngãi dùng ghe máy ra giữa dòng sông chảy xiết vớt củi.


Người không có ghe thì ở trên bờ dùng các cây sào dài có gắn móc sắt để vớt củi.


Bất chấp nguy hiểm, những thanh niên này ra cồn cỏ cách bờ sông hơn 10 mét để vớt củi đưa vào bờ. Vào mùa mưa lũ hàng năm, Quảng Ngãi đều có người chết đuối do vớt củi trên sông suối. Tỉnh nhiều lần ban "lệnh cấm" vớt củi trên sông vào mùa mưa lũ để tránh nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn.


Chất củi vớt được đưa lên xe bagác chở về nhà.


Chèo ghe ngược dòng nước lũ trên sông Trà Khúc để vớt củi, trong khi những người trên bờ đợi chuyển lên bờ.


Cụ già này phụ con trai cột những thanh củi lên xe máy chở về nhà.


Anh thanh niên đang say sưa ngắm gốc cây cổ thụ có thế đứng độc đáo vừa được vớt được.


Những khúc gỗ rừng đen cháy - sản phẩm của những vụ phát nương làm rẫy của đồng bào vùng cao trôi từ thượng nguồn về sông Trà. Hai người đàn ông này vừa vớt được đưa lên xe cộ kéo về nhà.


Đặt cháu gái trong giỏ xe đạp, người đàn ông này chở đi dọc bờ sông ngắm nghía những gốc cây cổ thụ vừa được các thanh niên vớt lên.


Những người đàn ông gồng mình, dồn sức vớt những khúc củi lớn giữa dòng nước lũ đưa lên ghe.


Suốt cả buổi chiều chạy ngang, chạy dọc giữa sông, gia đình này đưa ghe máy chở củi về bến làng Ghe, thôn Liên Hiệp, thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011


Don - món đặc sản dân dã của mảnh đất Quảng Ngãi.


Cào Don trên sông


Phân loại don và hến



Du khách có dịp ghé qua Quảng Ngãi, đặc biệt khi đến thôn VạnTượng, xã Tư Bình, Sơn Tịnh có thể dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của dontại các quán hàng rong bình dân trên vỉa hè hay “thống trị” trong các nhàhàng sang trọng.


Những con don mộc mạc, bình dị của mảnh đất cần lao.


Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online