Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Sư Mạnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Sư Mạnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012


Cách đây nhiều thế kỷ, người Việt đã gọi Hạ Long là kỳ quan


Như Hoàng đế, thi sĩ Lê Thánh Tông đi tuần du An Bang (tên gọi Quảng Ninh thời đó) đã làm "Bài thơ đề vách núi”: Trăm sông triều hội biển mênh mông/ Xanh biếc trời xa núi trập trùng/ Muôn thuở trời Nam sông núi vững/Chính thời văn trị dẹp binh nhung.


Được biết, mới đây, còn có phát hiện bài thơ "Đề bão phúc nham” của nhà thơ Phạm Sư Mạnh đã gọi Vịnh Hạ Long là kỳ quan vũ trụ. Nếu đúng như vậy thì trước Nguyễn Trãi, cách đây 700 năm, Phạm Sư Mạnh là người Việt đầu tiên gọi Vịnh Hạ Long là kỳ quan.


Trong bài báo có tên "Vịnh Hạ Long xứ sở bình yên và tươi đẹp của Đông Dương”, năm 1927, tác giả Emile Cordonnier đã viết: "...Hàng ngàn đảo nhấp nhô lên trên mặt nước phô trương những phiến đá hoa cẩm thạch tuyệt đẹp, tưởng như chúng đang chồng chất lên nhau tạo ra những đường nét kì diệu, mắt ngắm mãi không biết chán. Cảnh dường như chỉ được thấy trong mơ. Những đảo đá sừng sững nổi trong lòng vịnh, dưới làn nước trong xanh mê mải của Vịnh Hạ Long. Cảnh vật nơi đây luôn tĩnh lặng, êm đềm...”


Kết quả bình chọn này được đưa ra trên cơ sở khảo sát, đánh giá của các chuyên gia du lịch, học giả, nhà báo uy tín về du lịch ở châu Á. Ông McDonald - biên tập viên, đồng thời là người sáng lập trang web du lịch châu Á travelfish.org - trên CNN cho biết: Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến mà du khách có thể ngao du bằng du thuyền để ngắm cảnh biển, trời ngày và đêm, tuyệt vời hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Theo McDonald, đã đến Hạ Long thì hai việc mà du khách không thể bỏ qua là "ngắm hoàng hôn huyền diệu” trên Vịnh và thăm những hang động đá vôi trên những hòn đảo lớn tại thiên đường nhiệt đới này.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012


Động Kính Chủ. 


Những ngày đầu năm người tứ phương nườm nượp đi lễ Đền Cao trên đỉnh An Phụ (Kinh Môn, Hải Dương). Đứng trên đỉnh An Phụ, nhìn về phía Đông Bắc, dãy Dương Nham trồi lên giữa vùng đồng trũng mênh mang sóng nước. Dòng Kinh Thầy uốn lượn quanh co sát chân núi khiến cảnh vật càng thêm hữu tình. Ông thủ từ Đền Cao chỉ tay về dãy Dương Nham bảo, trong lòng dãy núi ấy có một động đá khắc hàng chục tấm bia đã mấy trăm năm tuổi. Hang núi kỳ lạ ít ai biết đến ấy đã thôi thúc tôi đến tìm hiểu.Động Kính Chủ. Làng Kính Chủ (xã Phạm Mệnh) có nghề làm đá, tạc bia. Mới đầu năm, tiếng máy xẻ, mài đá rền rĩ, chát chúa. Nhưng khu vực hang động thì hoàn toàn yên tĩnh, trầm mặc. Chỉ có vài cô cậu thanh niên tụ họp rủ nhau trèo lên đỉnh núi xem bàn cờ tiên, là một tảng đá phẳng. Truyền thuyết kể rằng, cảnh đẹp nơi đây hơn cả tiên giới, nên các vị tiên thường xuống đây thăm thú, chơi cờ.Anh Nguyễn Văn Anh – cán bộ quản lý di tích động Kính Chủ nhiệt tình dẫn tôi vào động để chiêm ngưỡng những văn bia cổ, thứ mà mấy cô cậu thanh niên kia không thấy lý thú gì.


Bia tạc khắp nơi trong động. 


Bia nhỏ cạnh bia lớn. 


Tấm bia đá khổng lồ. 


Những ngày đầu năm người tứ phương nườm nượp đi lễ Đền Cao trên đỉnh An Phụ (Kinh Môn, Hải Dương). Đứng trên đỉnh An Phụ, nhìn về phía Đông Bắc, dãy Dương Nham trồi lên giữa vùng đồng trũng mênh mang sóng nước. Dòng Kinh Thầy uốn lượn quanh co sát chân núi khiến cảnh vật càng thêm hữu tình. Ông thủ từ Đền Cao chỉ tay về dãy Dương Nham bảo, trong lòng dãy núi ấy có một động đá khắc hàng chục tấm bia đã mấy trăm năm tuổi. Hang núi kỳ lạ ít ai biết đến ấy đã thôi thúc tôi đến tìm hiểu.Động Kính Chủ. Làng Kính Chủ (xã Phạm Mệnh) có nghề làm đá, tạc bia. Mới đầu năm, tiếng máy xẻ, mài đá rền rĩ, chát chúa. Nhưng khu vực hang động thì hoàn toàn yên tĩnh, trầm mặc. Chỉ có vài cô cậu thanh niên tụ họp rủ nhau trèo lên đỉnh núi xem bàn cờ tiên, là một tảng đá phẳng. Truyền thuyết kể rằng, cảnh đẹp nơi đây hơn cả tiên giới, nên các vị tiên thường xuống đây thăm thú, chơi cờ.Anh Nguyễn Văn Anh – cán bộ quản lý di tích động Kính Chủ nhiệt tình dẫn tôi vào động để chiêm ngưỡng những văn bia cổ, thứ mà mấy cô cậu thanh niên kia không thấy lý thú gì. Bia tạc khắp nơi trong động. Chuyện biến động thành chùa thì nhiều nơi có, nhưng tôi thực sự choáng ngợp trước vẻ đẹp của động Kính Chủ. Đứng ở cửa động nhìn về phía Nam, thấy xóm làng trù phú, cảnh đẹp như tranh vẽ. Bên trong hang, nhũ đá thả xuống lủng liểng những hình thù đẹp mắt. Theo lời truyền của các cụ trong làng, trong hang còn có đường “lên trời” thông lên đỉnh núi và một đường “xuống âm phủ”, nghe nói ra tận sông Kinh Thầy. Đường lên trời thì không trèo được, đường xuống âm phủ thì mùa này ngập nước. Người xưa xếp động Kính Chủ vào hàng “Nam thiên đệ lục động” (một trong 6 động tuyệt đẹp của nước Nam) cũng không phải quá ngoa ngoắt.Bia nhỏ cạnh bia lớn. Chẳng thế mà, suốt gần ngàn năm qua, hang động tuyệt đẹp này đã níu chân không biết bao nhiêu tao nhân mặc khách, để rồi những bài thơ, những áng văn tuyệt bút đã lặn vào vách đá. Anh Nguyễn Văn Anh bắt đầu từ phía bên trái của động, lần lượt đếm từng tấm bia. Có tổng số 40 tấm bia được khắc vào lòng động. Tấm bia đá khổng lồ. Có tấm bia to bằng manh chiếu, 2-3 mét vuông, khắc hàng ngàn chữ, song có tấm bia bằng cuốn sách, lại có tấm chỉ to bằng bao thuốc lá, khắc được vài chữ. Có tấm bia nằm ngay sát chân động, có tấm nằm tận trên mái động. Có tấm chữ còn sắc nét, có tấm đã nhạt nhòa mờ ảo bởi thời gian phong hóa.Mái động có chỗ cao đến cả chục mét. Để khắc được tấm bia vào mái động, với phương tiện hoàn toàn thủ công, thì người xưa phải vất vả lắm. Người thợ phải dựng giàn giáo, rồi mất cả tháng trời ngửa cổ mài dũa, đục khắc, hít bụi mới có thể hoàn thiện được một tấm bia cỡ nhỏ.


Bia bé xíu. 


Tấm bia có rùa cõng khắc bài thơ của Phạm Sư Mạnh. 


Tấm bia chỉ có vài chữ. 


Bia khắc trên mái đá của vua Lê Thánh Tông. 


Những ngày đầu năm người tứ phương nườm nượp đi lễ Đền Cao trên đỉnh An Phụ (Kinh Môn, Hải Dương). Đứng trên đỉnh An Phụ, nhìn về phía Đông Bắc, dãy Dương Nham trồi lên giữa vùng đồng trũng mênh mang sóng nước. Dòng Kinh Thầy uốn lượn quanh co sát chân núi khiến cảnh vật càng thêm hữu tình. Ông thủ từ Đền Cao chỉ tay về dãy Dương Nham bảo, trong lòng dãy núi ấy có một động đá khắc hàng chục tấm bia đã mấy trăm năm tuổi. Hang núi kỳ lạ ít ai biết đến ấy đã thôi thúc tôi đến tìm hiểu.Động Kính Chủ. Làng Kính Chủ (xã Phạm Mệnh) có nghề làm đá, tạc bia. Mới đầu năm, tiếng máy xẻ, mài đá rền rĩ, chát chúa. Nhưng khu vực hang động thì hoàn toàn yên tĩnh, trầm mặc. Chỉ có vài cô cậu thanh niên tụ họp rủ nhau trèo lên đỉnh núi xem bàn cờ tiên, là một tảng đá phẳng. Truyền thuyết kể rằng, cảnh đẹp nơi đây hơn cả tiên giới, nên các vị tiên thường xuống đây thăm thú, chơi cờ.Anh Nguyễn Văn Anh – cán bộ quản lý di tích động Kính Chủ nhiệt tình dẫn tôi vào động để chiêm ngưỡng những văn bia cổ, thứ mà mấy cô cậu thanh niên kia không thấy lý thú gì. Bia tạc khắp nơi trong động. Chuyện biến động thành chùa thì nhiều nơi có, nhưng tôi thực sự choáng ngợp trước vẻ đẹp của động Kính Chủ. Đứng ở cửa động nhìn về phía Nam, thấy xóm làng trù phú, cảnh đẹp như tranh vẽ. Bên trong hang, nhũ đá thả xuống lủng liểng những hình thù đẹp mắt. Theo lời truyền của các cụ trong làng, trong hang còn có đường “lên trời” thông lên đỉnh núi và một đường “xuống âm phủ”, nghe nói ra tận sông Kinh Thầy. Đường lên trời thì không trèo được, đường xuống âm phủ thì mùa này ngập nước. Người xưa xếp động Kính Chủ vào hàng “Nam thiên đệ lục động” (một trong 6 động tuyệt đẹp của nước Nam) cũng không phải quá ngoa ngoắt.Bia nhỏ cạnh bia lớn. Chẳng thế mà, suốt gần ngàn năm qua, hang động tuyệt đẹp này đã níu chân không biết bao nhiêu tao nhân mặc khách, để rồi những bài thơ, những áng văn tuyệt bút đã lặn vào vách đá. Anh Nguyễn Văn Anh bắt đầu từ phía bên trái của động, lần lượt đếm từng tấm bia. Có tổng số 40 tấm bia được khắc vào lòng động. Tấm bia đá khổng lồ. Có tấm bia to bằng manh chiếu, 2-3 mét vuông, khắc hàng ngàn chữ, song có tấm bia bằng cuốn sách, lại có tấm chỉ to bằng bao thuốc lá, khắc được vài chữ. Có tấm bia nằm ngay sát chân động, có tấm nằm tận trên mái động. Có tấm chữ còn sắc nét, có tấm đã nhạt nhòa mờ ảo bởi thời gian phong hóa.Mái động có chỗ cao đến cả chục mét. Để khắc được tấm bia vào mái động, với phương tiện hoàn toàn thủ công, thì người xưa phải vất vả lắm. Người thợ phải dựng giàn giáo, rồi mất cả tháng trời ngửa cổ mài dũa, đục khắc, hít bụi mới có thể hoàn thiện được một tấm bia cỡ nhỏ. Bia bé xíu. Ngay phía ngoài động là một tấm bia rất lớn, có lẽ đến 3 mét vuông. Mặc dù khắc trực tiếp vào vách đá, song hình dáng giống với bia bình thường ở các đình chùa. Trán bia chạm khắc lưỡng long chầu mặt nguyệt, riềm bia được trang trí các họa tiết tinh xảo.Tấm bia này đề bài thơ của Phạm Sư Mạnh. Ngày 5-9-1368, Nhập nội hữu nạo ngôn Phạm Sư Mạnh, nhân đi duyệt binh các lộ Đông Bắc, qua dãy núi quê nhà, thấy cảnh đẹp níu lòng đã xúc động viết thành thơ đề trước cửa động. Tấm bia có rùa cõng khắc bài thơ của Phạm Sư Mạnh. Người thợ tài hoa của làng đã đục núi thành bia, rồi khắc trung thành nét chữ của ông, để rồi đến nay, chúng ta đọc lại thấy bồi hồi với vẻ đẹp nước non, với chiến thắng oanh liệt trước quân Nguyên Mông. Anh Nguyễn Văn Anh bảo, hiện anh đang cố công học chữ Hán, để mỗi khi du khách nhờ vả, còn dịch được những dòng văn bia. Dù chưa học được mấy chữ, nhưng anh đọc vanh vách bài thơ của vị tướng Phạm Sư Mạnh: “Hành quân qua núi nhà/ Ngẩng đầu nhìn muôn dặm/ Chim bằng phía Nam xa/ Vầng dương Đông trước núi/ An Phụ như chạm trời/ Tượng Đầu cao ngàn dặm/ Tử tiêu mây lớp lớp/ Nhân hỏi tiên An Kỳ/ Cuồn cuộn sóng Bạch Đằng/ Tưởng như thuyền Ngô Vương/ Nhớ xưa vua Trùng Hưng/ Tài chuyển xoay trời đất/ Cửa biển ngàn chiến thuyền/ Hiệp môn vạn cờ chiến/ Trở tay định thái bình/ Ngân hà rửa tanh hôi/ Đến nay dân bốn biển/ Nhớ mãi năm bắt thù”.Tấm bia chỉ có vài chữ. Phía vách động còn có 4 chữ “Vân Thạch thư thất” (nhà sách Vân Thạch) và 4 chữ nhỏ “Phạm Sư Mạnh thư” (Phạm Sư Mạnh viết). Theo nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương, điều này chứng tỏ rằng, hang động là nơi đọc sách của Phạm Sư Mạnh, người một đời thao thức vì sự nghiệp quốc gia.Rồi hơn một thế kỷ sau, mùa xuân năm Hồng Đức (1487), phò mã cùng vua Lê Thánh Tông đã đến thăm động Kính Chủ. Ngài đã xúc động làm bài thơ, rồi sai thợ đục bia khắc thơ tận trên mái động, lấy bút danh là Nam Thiên Động Chủ.Bia khắc trên mái đá của vua Lê Thánh Tông. Đến thể kỷ 16, xuất hiện liên tiếp 7 văn bia của nhà Mạc, từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Hậu Hợp. Rồi các thế kỷ sau đó, liên tiếp có văn bia đề thơ, văn của các thi sĩ, tướng quân, các bậc đế vương. Thậm chí, đến tận thế kỷ 20, vào năm 1935, thi sĩ Trần Quốc Trinh đã khắc bài thơ của mình lên vách động bằng chữ quốc ngữ. Những vần thơ chứa chan tình cảm hoài cổ và như oán trách con người đương đại: “Kính Chủ đây rồi hỏi chủ đâu?/ Chùa trong thăm thẳm tận hang sâu/ Tiếng đàn ai trước còn như vọng/ Nét bút đề bia chửa nhạt màu/ Non nước chứa chan lòng tưởng tượng/ Cỏ hoa ngơ ngác mặt công hầu/ Mấy phen dâu bể người kim cổ/ Cảnh vật bền nguyên, dạ khác nhau”.


Tấm bia phản cảm vừa được khắc vào vách động. 

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011


Trong tiết trời cuối thu se lạnh tháng 10, ngang qua phố Phạm Sư Mạnh, hình ảnh một ngôi nhà gỗ sồi kiểu ngoại ô Nga mộc mạc và đầm ấm làm lưu luyến ánh mắt của biết bao nhiêu người. Với những người đã từng ở Nga, những người yêu mến đất nước Nga, khi đến Giấc mơ nhỏ, như được gặp lại nước Nga hiền hòa. Từ những hàng bạch dương trắng, những bông lúa mì vàng óng đến những giai điệu Nga trữ tình đã khiến không ít thực khách đến đây phải thổn thức. Đã từ lâu, Giấc Mơ Nhỏ đã trở thành địa chỉ thân quen cho những ai yêu mến nước Nga, những người từng sống ở Nga, những cựu sinh viên đã từng học tập và sinh sống tại xứ sở mùa đông này.


Toàn bộ nhà hàng được trang trí đặc biệt với cờ và hoa, đưa thực khách trở lại với không khí chiến thắng hào hùng lịch sử năm 1917. Quý khách sẽ cảm nhận trọn vẹn tình yêu của Giấc mơ nhỏ, của những người Việt dành cho xứ sở Bạch Dương trong một không gian đậm bản sắc Nga giữa lòng Hà Nội.


Thực đơn đặc biệt cho ngày lễ trọng đại này sẽ là những món ăn Nga truyền thống dùng để tiếp đón khách quý như: Súp cá hoàng đế, súp củ cải đỏ, bánh mỳ đen, salad Nga, thịt cừu non nướng, bánh mặt trời với trứng cá hồi, cọng củ tỏi muối …


 Thịt cừu non nướng kiểu Nga gợi nhớ những đêm lửa trại trong rừng.


 Súp cá Hoàng đế - món ăn khai vị không thể thiếu cho những bữa tiệc.


Thêm vào đó, thực khách sẽ được thưởng thức những món ăn mới đặc trưng được dành riêng cho mùa lễ hội như: Bánh cuốn nhân cá hồi, Thịt đông kiểu Nga, gà bỏ lò Giấc Mơ Nhỏ…


                     Bánh cuốn với vị ngọt bùi của cá hồi tươi, dẻo mềm của bột mỳ mới thu hoạch, chấm nước chấm đặc biệt từ gia vị Nga làm thực khách nào cũng mê.


 Thịt đông kiểu Nga- giòn sần sật mát lạnh, món ăn lý tưởng để thưởng thức đón đông sang.


 Gà bỏ lò Giấc Mơ Nhỏ thơm mùi phô mai béo ngậy


                 Búp bê gỗ Matrioska- một món quà đặc trưng của xứ Bạch dương.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011


Tiết trời Hà Nội đang độ giữa thu. Trong khoảng thời gian tuyệt đẹp của năm này, đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm mùa thu Hà Nội lãng đãng trong một không gian ấm cúng, xinh xắn, mang đậm hình ảnh mùa thu vàng rực rỡ ở Giấc Mơ Nhỏ.


Một Giấc Mơ Nhỏ ẩn mình trên con phố Phạm Sư Mạnh yên tĩnh. Một khoảng trời mùa thu nước Nga đẹp đến mê hồn. Một ngôi nhà gỗ sồi kiểu ngoại ô Nga mộc mạc gợi cho bạn những cảm xúc yên ả. Đẩy cánh cửa gỗ bước vào, ùa trước mắt là không gian nhuộm sắc vàng với hàng bạch dương, những góc bàn nhỏ ấm cúng. Từ chiếc bàn gần cửa ô cửa kính lớn, thả tầm mắt,  sẽ là cả một mùa thu Hà Nội với những cây cổ thụ rợp lá lao xao gió heo may


Ô cửa sổ tầng 2, bên chiếc rèm trong suốt, mở ra một khoảng trời thu tuyệt đẹp. Cây cổ thụ nghiêng mình mang dấu ấn thời gian, đôi chim sâu lích trích truyền cành rối rít tìm nhau… thấp thoáng chiếc khăn quàng mỏng lẫn trong gió đã mang chút se sắt lạnh…  Đây là góc yêu thích nhất của các cặp hẹn hò, bởi chẳng có góc nhỏ nào ở Hà Nội lại giản dị nhưng âm cúng, yên bình và lãng mạn đến thế….


Thế nhưng, điều khách hàng ấn tượng nhất khi đến Giấc Mơ Nhỏ chính là các món ăn mang đậm hương vị nước Nga. Từ các món salad, súp nổi tiếng của Nga, món thịt cừu non nướng thơm lừng gợi nhớ những đêm đông đốt lửa trại trong rừng, đến những món chế biến sẵn như pho mai sợi mang vị mặn và ngậy, món cá khô Atrakhan nhâm nhi trong mùa se lạnh này thì không còn gì tuyệt hơn, trứng cá hồi bổ dưỡng dành tiếp đón khách quý, củ tỏi hành muối, bánh mì Nga… tất cả  từ nguyên liệu, gia vị, lá thơm đều được nhập khẩu từ Nga… Cùng với tình yêu nước Nga của bếp trưởng có gần 10 năm làm việc tại Nga, những món ăn ở Giấc Mơ Nhỏ vẫn giữ vẹn nguyên hương vị xứ sở Bạch Dương..


Cá khô Atrakhan đậm đà, một món ăn tuyệt vời trong những ngày se lạnh


Phô mai sợi ngậy và mang chút mặn


Trứng cá hồi đỏ và đen, món ăn bổ dưỡng cho mùa thu giúp bạn nạp thêm năng lượng 


Đặc biệt, Giấc Mơ Nhỏ giới thiệu những món mới dành riêng cho mùa thu, làm theo công thức của riêng Giấc Mơ Nhỏ nhưng vẫn đậm chất Nga


 Bánh xèo khoai tây kiểu Nga giòn tan và ngậy vị bơ


Đùi gà nhồi nấm bổ dưỡng và thơm ngậy hương nấm


Thịt bò hầm kiểu Maxcova, món ăn bổ dưỡng cho mùa thu


Salad táo thơm vị táo chuối sẽ là món khai vị không thể quên cho bữa tiệc của bạn.


 Nấm nhồi trứng rồi hấp chính mang nguyên vị thơm của nấm và ngậy của trứng.

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online