Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoài Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoài Đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012


đều không có giấy tờ nguồn gốc của thực phẩm.


của bà Nguyễn Thị Yến tại khu làng nghề Tân Hội – huyện Hoài Đức. Đoàn kiểm tra đã phát hiện 3 bể đang ngâm hóa chất bì lợn bốc mùi như thế này.


Một số bì lợn đang trong tình trạng phân hủy



Còn tại cơ sơ kinh doanh của bà Nguyễn Thị Lý, đoàn kiểm tra phát hiện một số công nhân đang nạo bì lợn lấy mỡ và nhiều tấn mỡ cũng như bì lợn đang bốc mùi khó chịu đang được ngâm hóa chất để tẩy rửa.



Nước ngâm bì lợn trước khi tái chế.



Hai chảo mỡ luôn sôi để chế biến Mỡ và máy ép Mỡ tại cơ sở sản xuất của bà Lý

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012


Đầu tiên không thể không nhắc đến món nem chua rán - “món tủ” không chỉ của học sinh sinh viên mà còn của mọi tín đồ ẩm thực. Nem chua được lăn qua một lớp bột mỳ rồi rán đến khi chín vàng ruộm. Giòn tan, béo béo, dai dai là thứ nem chua bạn có thể tìm thấy được tại hàng ăn nhỏ ngay trước cửa sân vận động Hàng Đẫy trên phố Cát Linh với giá 40.000 đồng/đĩa/10 chiếc nem.



Tiếp đến là món chân gà nướng, cánh gà nướng trứ danh ở phố Lý Văn Phức. Mặc những lời cảnh báo về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, món gà nướng trực tiếp trên lò than hồng rực này vẫn là món khoái khẩu của biết bao người.


Hương vị đặc trưng riêng biệt, ngọt mặn đậm đà, giòn tan lớp vỏ bên ngoài, nhưng thịt lại thơm mềm bên trong, chân gà khi mới nướng phồng rộp, thơm lừng, bắt mắt, quả thật là một món ngon khó bỏ qua.





“Vương quốc chè bát bảo” là “mỹ từ” mà dân ẩm thực hài hước đặt cho những dãy hàng bán trà bát bảo dọc suốt con phố Cát Linh và xung quanh sân vận động Hàng Đẫy. Cứ mỗi tối đến, con phố lại ken đặc người ngồi san sát thưởng thức thứ nước giải khát ngọt thơm, thanh nhiệt làm nên thương hiệu “Bát bảo Cát Linh”.


Thế nhưng mỗi quán lại có cách pha nấu và lựa chọn liều lượng các vị thuốc khác nhau, tạo nên hương vị riêng của quán. Ngoài ra, các quán đều bán kèm đồ ăn vặt khác như: nem chua rán, cá bò nướng đáp ứng nhu cầu nhâm nhi của khách.


Bánh cuốn trắng phau được chuẩn bị trước, được cắt thành từng đoạn ngắn và thấm dầu để những phần bánh không dính vào nhau, bên trên rắc một lớp hành khô phi vàng óng vô cùng đẹp mắt. Miếng thịt nướng thơm lừng được tẩm ướp đậm đà có hương vị đặc biệt khó lẫn. Những rổ rau húng bạc hà, rau mùi càng làm cho món bánh cuốn chả nướng Phủ Lý càng thêm thơm ngon, hấp dẫn. Quán nằm tại 37B Trịnh Hoài Đức kéo dài.





Cháo lòng 45 Phan Phù Tiên nổi tiếng ngon, bổ, rẻ, sạch sẽ là địa điểm thu hút không ít thực khách tới đây mỗi sáng. Đây cũng là địa chỉ ưa thích của nữ ca sỹ Phương Thanh mỗi khi ra Hà Nội và thưởng thức món ăn dân dã, mang đậm “quốc hồn quốc túy” này.


Một món ăn khác rất ngon trên phố Phan Phù Tiên là món bún đậu giả cầy. Vị béo ngậy, giòn giòn của đậu rán, vắt bún trong, mềm mịn, cùng bát giả cầy đầy đặn, vàng ươm, nóng hổi, sần sật nhưng không hề dai, thơm ngào ngạt mùi riềng mẻ, thêm chút đăng đắng của rau kinh giới, cay nồng của ớt chỉ thiên, của lá tía tô tím càng làm trọn vẹn thêm hương vị của món ăn dân dã này. Quán nằm ở đầu phố Phan Phù Tiên giao Cát Linh.



Đến đây, thực khách sẽ được thưởng thức vô số món chè ngon của đất phương Nam, đặc biệt phải kể đến: chè thưng, chè rau câu đậu xanh, chè rong biển, chè thạch hạt lựu... Những ly chè là sự hòa trộn sắc màu khá thú vị, rất phong phú và bắt mắt. Không những vậy mà còn rất thơm ngon. Chẳng những thế mà dù giá cả đắt đỏ, quán vẫn luôn đông khách và là địa chỉ ăn chơi quen thuộc của không ít người.



Một bát ốc luộc béo múp, sạch sẽ với thứ nước chấm trọn vị mặn, ngọt, chua, cay, thơm mùi gừng sả nơi quán nhỏ ngõ 51 Quốc Tử Giám sẽ là món ăn vặt tuyệt hảo kết thúc buổi đi chơi. Nét đặc biệt của quán là thực khách sẽ tự tay gia giảm cho bát nước chấm của mình theo khẩu vị và sở thích riêng. Các gia vị: gừng, ớt tươi, lá chanh thái nhỏ, sả thái nhỏ đã được đựng sẵn trong các lọ và bát nhỏ. Rất sạch sẽ.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012


Cây cổ thụ mọc trên phiến đá khổng lồ


Xã Vân Côn, huyện Hoài Đức chỉ cách trung tâm Hà Nội chừng 15km về phía Tây nằm dọc theo đại lộ Thăng Long - đại lộ lớn nhất Việt Nam. Tốc độ đô thị hóa của địa lý hành chính mới khiến xã Vân Côn và thôn Linh Thượng không còn là ngôi làng thuần nông mà nhà cửa cao tầng mọc lên san sát chẳng khác thành thị là mấy.


“Mặc cả” xong xuôi thì lão nông mới chậm rãi dẫn chúng tôi đến núi Bạch Tuyết - ngọn núi thiêng trong lòng người dân xã Vân Côn. Từ dưới chân núi nhìn lên, ngọn núi chỉ là một sườn dốc thoải, cây cối lưa thưa chẳng có gì khác lạ, ngoảnh mặt ra bên kia là dòng sông Đáy.


Trong khi chúng tôi đang cố dò đường vào hang núi Bạch Tuyết thì một hướng khác, theo lời giới thiệu của cụ Minh, một đồng nghiệp của tôi đi tìm gặp một “đại gia” đã mất hàng chục năm dò tìm kho báu nơi đây: ông Nguyễn Tài Hận. Ông Hận cũng là dân “thổ địa” của ngọn linh sơn. Câu chuyện tung tiền, tung người đi tìm kho báu của ông Hận nổi tiếng khắp phủ Hoài Đức bấy lâu nay. 


Gặng hỏi mãi, ông Hận cũng trải lòng câu chuyện tìm kho báu. Nhưng ông Hận đề nghị: “Nếu viết, hãy viết tôi là tấm gương để răn đe việc tìm kho báu của người khác chỉ hao tâm tốn sức mà thôi”.


“Khi đào được chừng hơn mét thì thấy trên phiến đá đó có một lỗ nhỏ bằng chừng bắp chân người. Thuốn sắt, thấy phiến đá không dày, ông Hận hạ lệnh dùng búa mở rộng lỗ thông có sẵn đó. Khi “cửa hang” được mở ra, chui vào trong, đoàn tìm kiếm phát hiện một khoảng trống rộng chừng nửa gian nhà. Khoảng trống đó do ba phiến đá chụp ngọn vào nhau tạo thành. Soi đèn kiếm tìm, chúng tôi thấy ở phiến đá đối diện cửa hang có hình con rùa đang chũi đầu xuống đất” – ông Đinh Văn Dũng, người tham gia đoàn tìm vàng năm xưa nhớ lại


PGS.TS Lâm Mỹ Dung, Giám đốc Bảo tàng Nhân học, Đại học KHXH&NV:

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012


Trứng vịt lộn (hột vịt lộn) là món ăn bình dân bổ dưỡng phổ biến của người Việt Nam. Sau khi vịt đẻ trứng, cho ấp 19 đến 21 ngày rồi đem luộc sôi khoảng năm phút, đập vỏ, ăn phần bên trong ngay lúc còn nóng với một số gia vị như rau răm, gừng tươi thái chỉ, muối tiêu vắt chanh hay tắc (quất) và dầm ớt...


Mắm tôm là loại mắm được làm chủ yếu từ tôm và muối ăn, sử dụng 1 loại enzyme có trong ruột tôm để lên men, tạo nên hương vị đặc trưng riêng biệt. Với người Việt Nam, mắm tôm là thứ không thể thiếu được trong nhiều món ăn như: Bún đậu, bún thang, thịt chó...


Tiết canh là món ăn độc đáo của nhân dân ta. Từ xưa, ông cha ta đã biết ăn tiết canh vịt, tiết canh lợn, tiết canh dê... Bởi vì người xưa quan niệm “huyết tươi là một vị thuốc bổ màu nhiệm”, ví dụ như: huyết lợn có thể trị chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể. Huyết chim sẻ bổ thận. Huyết dê làm mạnh cơ thể, tráng thần, bổ huyết, chữa choáng váng, chóng mặt đau lưng...


Trong khi đó, tại nhiều nước phương Tây và Hồi giáo, việc ăn thịt chó thậm chí còn bị cấm. Và với người phương Tây, họ không chỉ coi chó là vật nuôi mà còn là những người bạn, vì vậy, khi đến Việt Nam họ rất thắc mắc vì sao người Việt Nam có thể ăn thịt chó khi mà vẫn nuôi chúng.


Tuy không phổ biến bằng thịt chó nhưng thịt chuột cũng là món ăn rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Tại một số địa phương ở miền Bắc như Từ Sơn (Bắc Ninh), Thạnh Thất, Hoài Đức (Hà Nội), thịt chuột là một đặc sản không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết quan trọng.


Thậm chí, thịt chuột cũng là một món ăn khá xa xỉ với giá 100.000 đồng/đĩa. Có đến hơn 30 món ăn được chế biến công phu từ thịt chuột như: chả chuột, thịt chuột hấp lá chanh, thịt chuột xào hành tỏi, thịt chuột áp chảo, chuột đồng rang muối...


Việt Nam là một nước nhiệt đới nên các loại bò sát nói chung và các loài rắn nói riêng rất đa dạng về chủng loại. Nhưng thông thường, người ta chỉ hay ăn rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia hay rắn ráo. Từ lâu, thịt rắn đã được công nhận là một dược liệu quý với tên là Xà nhục. Thịt rắn có vị ngọt, mặn, mùi tanh và tính ấm, có tác dụng chữa trị các bệnh liên quan đến xương khớp, mệt mỏi, trị độc.


Thế nhưng việc đối mặt với hình ảnh người đầu bếp dùng dao rạch 1 đường trên thân rắn, rồi lọc lấy quả tim bé xíu còn phập phồng vào đĩa bên cạnh. Cùng cái cảm giác gai người khi mùi tanh của máu hòa cùng vị cay của rượu vẫn là 1 trở ngại lớn đối với người nước ngoài.


Từ rươi, những người nội trợ khéo tay đã chế biến ra rất nhiều món ngon, mang hương vị đặc trưng riêng biệt như: chả rươi, mắm rươi, rươi hấp, nem rươi, rươi kho, rươi xào củ niễng măng tươi hay củ cải, thậm chí có nơi còn làm canh riêu rươi.....


Xấu xí đến nỗi người nước ngoài gọi đó là “giun”. Và dù đã được nếm thử những món ăn thơm ngon đó nhưng họ cũng không thể nào quên cảnh hàng nghìn con "giun" lúc nhúc trọng chậu trước khi chế biến.


Thường ở nhiều nước trên thế giới, họ thường không ăn các bộ phận nội tạng của động vật, và chỉ ăn phần thịt ở vùng lưng và bụng. Vì vậy khi đến Việt Nam họ đã rất bất ngờ về những món ăn được chế biến từ nội tạng và các bộ phận khác của con vật. Ở Việt Nam, mọi bộ phận của động vật: ruột, tim, dạ dày, óc, bầu dục, chân, móng, đuôi, đầu, cổ… đều có thể trở thành một món ăn nào đó và không lãng phí bất cứ bộ phận nào.


Tuy vậy thì đây cũng không phải là 1 món quá khó ăn. Và đang ngày càng được các thực khách quốc tế yêu thích và ưa chuộng khi khám phá ẩm thực Việt Nam.


Dường như với họ, người Việt Nam có thể ngâm rượu bất cứ thứ gì: từ cao hổ cốt, cao ngựa, đến mai rùa, rắn, cá ngựa, bọ cạp hay những loại tạng phủ như: tiết rắn, mật gấu, óc khỉ, cà dê...


10. Các chế phẩm thuộc họ côn trùng

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012


Tấm biển hiệu được gắn trên một con ngõ nhỏ, bé xíu và hun hút, nhưng ta sẽ không khó để nhận ra một bầu không khí tấp nập người ra người vào. Những vị khách đến đây với đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề, thậm chí cả những người ngoại quốc cũng cảm thấy hài lòng về món ăn mang thấp thoáng hương vị của quê hương họ. Menu của quán cũng kha khá các món như: chim quay, tôm, cá, ngô chiên… nhưng đặc sắc nhất phải kể đến thịt bò bít tết.


Thêm một điểm cần lưu ý nữa là thái độ phục vụ của nhân viên ở đây đôi khi chưa được nhiệt tình, gây ra sự khó chịu cho khách hàng. Giá cả khá bình dân” 60.000đồng/suất. Quán mở cửa cả ngày.


Nếu muốn ghé một thương hiệu bít tết lịch sự, đẹp mắt thì hẳn phải nhắc tới bít tết Ngọc Hiếu, số 22 Hòa Mã. Một không gian rộng rãi, thoải mái chỗ ngồi, quán đã có tên tuổi lâu năm với bí quyết biến hóa cho miếng thịt bò mà không ở đâu có.


Cửa hàng được trang trí theo không khí của các dịp lễ, đem đến cảm giác hứng khởi cho người dùng. Tuy nhiên giá cả ở đây ngày càng tăng, sự nhiệt tình phục vụ cũng giảm bớt, nhưng chúng ta không thể không ghi nhận điểm đặc trưng riêng của quán ăn này.


Nếu bạn tìm kiếm một không khí trẻ trung, sôi nổi thì nên ghé thăm quán Béo, số 96 Nguyễn Thái Học ( dưới ngã tư Lê Trực – Trịnh Hoài Đức ). Quán mở cửa từ 7h tối đến 11h đêm, giá trung bình 70.000 đồng/suất. Thịt bò ở đây siêu mềm, nước ngọt tươi thơm tứa ra trong từng miếng.


Những khoanh thịt gọn gàng, háo mắt được chế biến từ một đầu bếp kinh nghiệm, khi rán chỉ lật đúng 4 lần, và dùng kẹp chạm nhẹ để phán đoán khẩu phần vừa chín tới. Có vẻ những cô cậu trẻ tuổi phục vụ vẫn đôi khi lơ đãng nên khách hàng phải chờ hơi lâu một chút.


Bò bít tết – một món ăn giàu dưỡng chất và mang đậm phong cách sống năng động của người Việt trẻ ngày nay. Đó là một thứ hương vị đầy mới mẻ trong văn hóa ẩm thực của đất Hà Thành. Ngoài những địa điểm trên, các bạn cũng có thể thưởng thức món Bò bít tết thơm ngon tại một số địa chỉ sau:


- Ngã tư Hàng Giầy và Hàng Buồm là vô số những hàng bít tết có chất lượng và giá cả đồng đều nhau:


- Khu vực hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai có giá bít tết rẻ nhất Hà Nội hiện nay: chỉ 45.000đồng/suất.

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online