Hiển thị các bài đăng có nhãn Cẩm Thủy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cẩm Thủy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013


Ngay sau đó, cây hóa đá được con gái ông Ngọc chuyển lên mạng rao bán, gây chú ý cho nhiều người. Tuy nhiên, không có một hình ảnh nào, bằng chứng nào để kiểm chứng cây hóa đá này có xuất hiện từ sông Luồng hay không? Còn gia đình ông Ngọc thì không nhớ rõ đó là ở khúc sông nào.


Ngay lập tức cuộc khám phá suối, thác Hiêu để bước đầu giải mã những bí ẩn về cây hóa đá đã được chúng tôi chuẩn bị kỹ lưỡng cũng với sự hỗ trợ của lực lượng kiểm lâm của KBTTN Pù Luông.


Tay, chân đỏ như tôm luộc vì nước lạnh, nhưng một đồng nghiệp của tôi vẫn hào hứng đứng dưới lòng suối để cảm nhận một chút sự kết tụ, đông cứng của thành phần đá vôi qua những lỗ chân lông… Có nghĩa, với nước ở suối, thác Hiêu chẳng những có thể biết cây, lá thành đá mà có thể biến hóa mọi thứ thành đá theo một nguyên lý rất đơn giản: ngâm các đồ vật dưới dòng chảy của con suối một thời gian thì sẽ hóa đá.


Thác Hiêu được nhiều người dân địa phương và khách du lịch biết đến từ lâu, thế nhưng, thật khó để ai đó có thể liên tưởng những cây hóa đá mang nhiều câu chuyện về thời gian, cổ tích ấy đã có mặt ở nhiều nơi như một thứ đồ trang trí lại được sản xuất ra từ chính dòng nước ở thác Hiêu này.


“Nhiều loại cây đẹp được rao bán ngoài thị trường với giá vài chục triệu đồng là cao”- một người tên H ở huyện Cẩm Thủy, từng làm nghề này cho biết. Xét về một phương diện nào đó, cây hóa đá cũng là một sản phẩm trang trí trong gia đình mang tính phong thủy được nhiều người ưa thích. Chính vì vậy, với một số người, con suối này được gọi là suối vàng, suối bạc vì đã giúp họ có những sản phẩm tự nhiên bí ẩn, hấp dẫn nhưng lại không hề mất nhiều công sức để có nó.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012


Có dịp đến Thanh Hóa, bạn đừng quên ghé thăm suối cá thần Cẩm Lương - điểm du lịch tâm linh sinh thái nổi tiếng nhất nhì quê hương điệu hò sông Mã, được công nhận là di tích lịch sử và di sản văn hóa quan trọng cấp quốc gia từ năm 1993.


Suối cá Cẩm Lương tọa lạc tại bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Đây là nơi cư ngụ của hàng nghìn con cá lớn nhỏ, mỗi con nặng từ 2-8 kg, đặc biệt có con nặng tới 30 kg (cá chúa).


Một điều lạ lùng là những con cá ở suối Cẩm Lương chỉ bơi quanh quẩn đúng một đoạn suối dài hơn 100m và không bơi ra xa hơn nữa. Cá ở đoạn suối này đặc biệt chỉ ăn lá cây để sống chứ không ăn thịt đồng loại. Nước ở suối cá thần trong vắt và không có mùi tanh, có thể dùng cho sinh hoạt hoặc nấu nướng. Đây là một điều khó lý giải mà các nhà khoa học vẫn còn đang nghiên cứu.


Ngoài ăn lá cây rơi rụng từ trên cao, đàn cá suối Cẩm Lương được đội bảo vệ nơi đây cho ăn rau muống 1 hoặc 2 lần/tuần. Mỗi khi có lá cây hay vật thể rơi xuống suối, hàng nghìn con cá sẽ tranh nhau để giành lấy miếng mồi đó, tạo nên những âm thanh náo động.


Đàn cá ở suối Cẩm Lương là cá giốc (còn được gọi là cá dốc), thuộc bộ cá chép và có tên trong sách đỏ Việt Nam. Giống cá màu xanh thẫm này có hai bên mép đỏ tươi, mỗi khi bơi phát ra những luồng ánh sáng lấp lánh như ánh ngọc đẹp mắt. Người dân trong vùng tin rằng đây là giống cá thần hiếm có và sự sung túc của đàn cá sẽ đem lại bình yên no ấm cho cuộc sống của người dân địa phương.


Cây cầu đỏ bắc qua suối cá dẫn vào đền thờ thần Rắn là nơi dừng chân của nhiều khách tham quan và cũng là địa điểm dễ nhận diện nhất của suối cá thần Cẩm Lương. Tương truyền, thần Rắn - vị thần che chở cho cả đàn cá sẽ huy động một bầy rắn đông vô số kể từ trong núi đá ra để trừng phạt những ai bạo gan động đến đàn cá nơi đây.


Chính bởi điều trên, người dân ở đây lẫn khách tham quan đều không ai dám bắt hay ăn thịt loại cá này vì đó được cho là hành động xúc phạm đến thần linh, không những gây ra tai hoạ cho mình mà còn cho cả cộng đồng.



Cuối ngày, đàn cá thần sẽ bơi xuyên qua một khe hang nhỏ để trú ẩn bên trong núi. Cửa hang chỉ rộng hơn một sải tay nhưng lòng hang rộng và sâu, đủ sức chứa hàng nghìn con cá. Hàng năm vào dịp tháng giêng âm lịch, suối cá thần Cẩm Lương thu hút hàng nghìn du khách thập phương ghé thăm và tham dự lễ hội rước cá Thần truyền thống của người Mường.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012


Dưới đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại tại “Hội chợ quê” chào mừng Lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ:


Nét văn hóa đặc trưng của Quan Sơn.


Những người nông dân đến Hội chợ quê mua nông sản.


Cậu bé đội mưa đi mua tò he tại Hội chợ quê.


Bánh đa vừng - đặc sản huyện Tĩnh Gia.


Nem chua - đặc sản xứ Thanh.


Sản phẩm thổ cẩm truyền thống của huyện Quan Sơn.


Khoai lang Quảng Xương đến với Hội chợ quê.


Bánh gai - đặc sản của huyện Thọ Xuân.


Tác phẩm nghệ thuật từ nông sản trưng bày tại Hội chợ.


Tác phẩm Thành nhà Hồ được làm từ nông sản.


Cồng chiêng - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền núi Xứ Thanh.


Người dân thị xã Bỉm Sơn cũng mang đến hội chợ những sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất phía Bắc xứ Thanh.


Nét văn hóa đặc trưng qua sản phẩm nông sản của vùng đất Cẩm Thủy.



Quầy hàng nước mắm thu hút đông người dân đến mua.


Nhiều du khách rất thích thú với các sản phẩm nông cụ, vũ khí của đồng bào các dân tốc xứ Thanh.


Món cơm lam, rượu nếp cẩm.


"Đặc sản" Thành nhà Hồ của người dân Vĩnh Lộc.


Bánh cu đơ, rượu Can Lộc - đặc sản Hà Tĩnh tại Hội chợ quê.



Tương Nam Đàn, Nghệ An đậm đà hương vị xứ Nghệ.


Các đơn vị tham gia đêm liên hoan văn hóa.


Ông Trịnh Văn Chiến - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đánh trống khai mạc đêm liên hoan.



Các thiếu nữ của các dân tộc trình diễn thời trang.




Hàng vạn người dân và du khách đã tham gia và thưởng thức đêm liên hoan văn hóa các dân tộc xứ Thanh.


Xem bài viết đầy đủ

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012


Suối cá thần Cẩm Lương.


Những hình ảnh PV Dân trí ghi lại tại suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy) và Văn Nho (Bá Thước):



Màu sắc của cá ở đây rất đa dạng.






Hàng ngàn con cá tung tăng bơi lượn dưới dòng nước trong xanh.




Du khách đến đây không quên ghi lại những hình ảnh về suối cá thần.


Suối cá thần thứ 3 được phát hiện ở Thanh Hóa, tại bản Chiềng Ban, xã Văn Nho, huyện Bá Thước.


Suối cá thần ở xã Văn Nho cũng ngày một đông đúc hơn.

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online