Hiển thị các bài đăng có nhãn Đào Duy Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đào Duy Anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012


Táo quân cưỡi cá hay ngựa?


Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh thì Giao thừa có nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy. Ý nghĩa của lễ cúng Giao thừa (còn gọi là trừ tịch) là đem bỏ đi những điều không tốt của năm cũ sắp qua để đón những điều mới mẻ, tốt đẹp của năm mới sắp tới.


Xuất hành năm mới


Ngũ quả gồm những quả gì? 


Được làm từ thịt lợn (chủ yếu là thịt chân giò), bì lợn, mộc nhĩ, hạt tiêu, cà rốt...Trong các nguyên liệu này, bì lợn là thứ không thể thiếu, nếu không có bì thì sẽ không thành thịt đông. Tuy nhiên nếu nhiều bì quá thì thịt đông lại cứng. Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ thì tỉ lệ bì chiếm khoảng 1/4 nguyên liệu là vừa. Ngoài ra cũng không nên cho quá mặn, thịt đông sẽ không đông được. Món “hỗn hợp” thịt đông sau khi ninh nhừ thì đổ ra bát, đợi chừng 12 tiếng là có thể dùng được. Thịt đông thường ăn kèm với dưa hành.


Để làm món này, người ta chọn những củ hành ta đã được phơi khô (không bóc vỏ ngoài) đem ngâm vào nước vo gạo hoặc nước tro bếp  có pha thêm chút muối cho hành bớt hăng. Qua một ngày đêm thì ngâm tiếp hành vào nước lã có pha muối, để hành trắng, giòn. Thời gian ngâm tương tự như lần trước. Sau đó vớt hành ra, bóc bớt vỏ già bên ngoài, cắt bỏ rễ, rửa lại bằng nước pha muối loãng, để thật ráo nước. Tiếp đó pha muối với nước (khoảng 50g muối/1lít nước), chút đường (nếu dùng mía thì không cần đường), dấm bỗng rồi đun sôi, để nguội khoảng 30 độ C. Xong công đoạn này là đến công đoạn muối. Cách thức như sau: Mía đã chẻ khẩu nhỏ được xếp dưới đáy vại, kế đó là đến hành. Nếu muối xen kẽ với cải bẹ cứ một lớp hành xếp một lớp cải cho đến hết. Xếp xong rưới nước vừa đun ở trên vào vại muối, mức nước ngập mặt hành thì dừng. Tiếp đến dùng vỉ tre gài chặt, bên trên đặt vật nặng để nén. Khoảng từ 1 đến 2 tuần là có thể ăn được.


Tết đến, ngoài món chung không thể thiếu là thịt gà, dưa hành, kiệu, bánh chưng, bánh tét (hình dáng khác nhau nhưng nguyên liệu giống nhau) thì tùy theo mỗi vùng miền mà cỗ Tết có các món khác nhau.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012


Bánh canh bà Đợi là một nơi dừng chân đông đảo của thực khách và khách du lịch Huế và đã có tuổi đời hơn 30 năm tồn tại. Cái tên thú vị “bà Đợi” cũng có nguồn gốc của nó: đó là do mọi người tới ăn thường phải đợi rất lâu, vì vậy mọi người đã gọi luôn là quán... “bà Đợi” đấy!





Bánh canh bà Đợi lúc mới đem ra thì nước canh rất trong, nhìn không có gì hấp dẫn cả nhưng cũng chính lúc đấy, thực khách chúng mình sẽ trở thành những “chuyên gia” nêm gia vị cho chính tô bánh canh của mình đấy. Đi kèm với tô bánh canh là một bát ớt màu cùng nước mắm và chút hành. Đúng là cơ hội cho teen mình trổ tài phải không nào?




Bánh canh thực sự có mùi vị rất riêng. Cái riêng đến từ cái sền sệt của bánh canh, từ cái ngọt từ tôm từ thịt của nước dùng và cả mùi thơm đặc trưng từ gia vị. 


Ngoài ăn bánh canh, một đặc sản khác của quán là món trứng xổ. Thực ra chỉ là trứng cút được thả vào nước dùng vốn đã rất ngon nhưng món trứng xổ này cũng đủ trở thành một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của thực khách tại quán. Teen mình phải dùng thử nhé!


Bánh canh bà Đợi hiện nay có 3 quán: quán gốc nằm ở 40 đường Đào Duy Anh, 2 quán mới mở sau này nằm ở số 9 Nguyễn Trãi (nội thành Huế), và 34 Ngô Gia Tự (từ Đống Đa rẽ vào). Giá cả ở đây cũng phải chăng, một tô tầm 10 đến 15K tùy loại.

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online