Pages - Menu

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Xâm nhập ngọn núi có hang động chứa vàng ròng- Kỳ 2: Vào núi tìm hang vàng


Quả thực, giữa ngọn núi Thăm Kỳ ở xã Thông Nguyên (thực tế) và núi Văn Dú ở Châu Kao Lâm (Vàng và máu - Thế Lữ) có rất nhiều điểm tương đồng. Trùng hợp đến độ, dường như thể nhà văn Thế Lữ đã lựa chọn Thăm Kỳ làm nguyên mẫu cho câu chuyện của mình vậy.


Mặc dù đang rất cao hứng khi nói chuyện về Thăm Kỳ linh thiêng, huyền bí, nhưng khi tôi đề cập chuyện cùng lên núi khám phá, anh công an viên Nguyễn Văn Sinh liền tìm cách lảng tránh: “Mọi chuyện mình đều nghe kể lại chứ đã dám lên đó lần nào đâu. Đưa anh lên à? Ôi, tôi trót uống rượu khi trưa, còn say lắm, không leo núi được…”.


Hai chúng tôi tiến đến chân núi, gửi xe ở một ngôi nhà ven đường. Hưởng bảo, đây là một số hộ dân trong các bản sâu xa vừa hạ sơn định cư bên đường liên xã, họ không biết nhiều về hang thiêng đâu. Nhưng thấy chúng tôi hỏi thăm đường lên núi, đám người đang bận rộn đều ngừng cả lại, trố mắt nhìn, và rụt rè chỉ tay lên con dốc sau nhà.


Khám phá Thăm Kỳ, có rất nhiều hang hốc hẹp 


Ở lối đi chỉ lách người qua được, chúng tôi phát hiện chừng 9 bậc tam cấp xếp khá cẩn thận bằng đá. Dường như được đặt sẵn từ rất lâu đời, không có người đi qua, nên cỏ mọc trên đá đã dày khoảng nửa gang tay.


Vượt qua lối ngầm ấy, cả hai trở nên mạnh dạn hẳn lên. Gặp vách chắn thì đu dây leo để lên, xuống dốc thì bám rễ đa tuột xuống. Thấy hang ngách nào chúng tôi cũng dò dẫm khám phá.


Nhưng để biết một cách chính xác, liệu sự sụp đổ đó có bịt kín đi miệng hang vàng huyền thoại hay không, cần phải di dời toàn bộ số đá hộc ấy. Không có sự hỗ trợ đắc lực của máy khoan, máy xúc, máy ủi thì xương thịt và trí khôn của con người hoàn toàn bất lực trước bí mật này.

Xem bài viết đầy đủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét