Những chú ong đất hùng hăng lao ra lọt hết vào túi lưới
Khi "kết nạp" tôi vào đội săn ong đất (Tó Khum - theo cách gọi của người Thái) chuyên nghiệp của bản Hìn - cái nôi sản sinh ra những "ông tổ" của nghề săn ong đất ở tỉnh Sơn La, ông Lò Xuân Thuỷ, dặn: “Nếu có nguy hiểm gì tôi không chịu trách nhiệm đâu đấy nhá”.
"Thứ không thể thiếu là chiếc mũ bảo hiểm, được trùm lưới bên ngoài để tránh ong đốt mặt"- anh Tòng Văn Hom nói. Trong suốt quá trình đi săn ong đất mỗi thợ săn cần phải có, đôi mắt tinh nhanh, một tinh thần thép và sức bền của một vận động viên chạy việt dã.
Đang đánh vật với muỗi rừng, tôi giật mình khi giọng ông Thuỷ hô: "Bắt mồi rồi, chạy theo mau". Một con ong đất sau vài giây lượn quanh chiếc que của anh Hom, nó đã bất ngờ lao xuống cắp lấy con dế mèn bay đi. Anh Hom liền chạy theo con ong đang tha mồi và mất dạng sau những lùm cây.
20h, theo yêu cầu của các thợ săn, mặc dù trời tối nhưng tôi vẫn phải đứng ở nơi "an toàn" do các thợ săn chỉ định, cách xa tổ gần 10m. Trước khi đi, anh Hom còn dặn "Không được dùng máy điện thoại, vì ánh sáng của màn hình sẽ thu hút những chú ong xổng tổ bay tới".
"Hôm nay còn ngon ăn đấy. Những hôm khác, nếu để đàn ong vỡ tổ bay ra thì chỉ còn nước chui ngay xuống nước nếu không muốn bỏ mạng" - ông Thủy nói. Theo như tính toán của các nhà khoa học, với một người dù khoẻ đến mấy cũng không thể chịu nổi 5 con ong đất đốt cùng một lúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét