Hiển thị các bài đăng có nhãn Yên Bái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Yên Bái. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013


Đôi dép Ấn Độ cùng chiếc lắc Myanmar trên nền gạch của làng Đường Lâm, nơi tôi đã cùng hai cô bạn có một buổi chiều cực kỳ thú vị. Tôi thích Đường Lâm, thích không khí yên bình và những món quà quê bình dị, thích món bánh tẻ nóng hổi với bát chè xanh, cả những cây kẹo dồi trên chiếc chõng tre nơi đầu làng.


Trên con đường của bãi biển Patong, Phuket, Thái Lan. Một Thái Lan luôn làm cho du khách không bao giờ chán với hàng hà sa số các trò chơi và các khu mua sắm. Dù bạn nhiều tiền hay ít tiền, dù mưa hay nắng, bạn vẫn không bị buồn khi đến với nơi này. Đó là thành phố của những bãi biển trải dài, của những quán bar đêm ngày đỏ đèn và những món ăn đường phố độc đáo.


Bức ảnh này làm tôi nhớ lại những ngày đi lang thang trong các khu đền của Angkor, Camphuchia. Có chút cô đơn vì tôi hơi lạc lõng giữa 2 đôi tình nhân. Nhưng cũng nhờ đó, tôi đã có một bộ ảnh tuyệt vời khi lang thang một mình khắp các hang cùng ngõ hẻm của Siem Riep.


Một chuyến công tác tại hồ Ba Bể. Hôm đó, sức khỏe của tôi không tốt và sau vài vòng xoay của con đường rừng vào đến Ba Bể, không chỉ có tôi mà các đồng nghiệp khác cũng lao đao. Rồi Ba Bể ngút ngàn đón lấy những con người mệt lả. Giữa thiên nhiên và đất trời thênh thang ấy, mọi mệt mỏi tan biến, chỉ có trời, có nước, có mênh mông và tiếng mái chèo vang vọng trong thinh không. Ba Bể tựa một bức tranh thủy mặc trong mắt tôi.


Hôm đó sau khi từ cột mốc A Pha Chải xuống đến đồn biên phòng, cả lũ chúng tôi ai nấy đều mỏi nhừ người, chân sưng phồng và đầy bùn đất. Những đứa con của phố lần đầu vượt núi băng rừng đến với cực Tây tổ quốc, trong lòng đầy háo hức và thích thú. 8 đôi chân trong một chậu nước nóng pha muối. Trời bên ngoài kia rét căm căm nhưng bên chậu nước này ấm áp lạ kỳ bởi tình cảm của những người bạn đi bên nhau.


Tôi mãi mãi không bao giờ quên tấm ảnh này, không bao giờ quên chuyến xuyên đèo Khế trong đêm từ Yên Bái về Thu Cúc bùn lầy, mưa gió khi con đèo đang được làm dở dang. Suốt 3 tiếng đồng hồ để vượt qua quãng đường hơn 20km trên đường về Hà Nội. Con đường gian khổ với 2 chiếc xe bẩn như trâu đầm và bốn đôi chân trét bùn. Nhưng đó cũng là một trong những chuyến đi tuyệt vời nhất mà tôi có được cho đến hôm nay.


Lý Sơn một buổi chiều khi tôi lang thang dọc bãi biển và chụp ảnh những người dân đang vớt rong biển - món ăn dễ chịu của vùng biển. Lý Sơn không có những nhà nghỉ sang trọng cao cấp, không có những quán ăn ê hề thịt cá, chỉ có những người dân hồn hậu, những ngọn gió biển không ngừng và biển khơi ôm ấp quanh bãi bờ.


Tây Bắc mùa hoa trẩu tháng tư, dù đi qua cả trăm lần vẫn khiến ta ngẩn ngơ. Đường hoa nở trắng trên con đường đến với thác Bản Giốc - Cao Bằng. Hoa trải thảm trên con đường, hoa điểm to cho những đuôi xe rực rỡ.


Hồ Quan Sơn trong một buổi chiều mùa hè mát mẻ khi tôi cùng cô bạn thân lang thang xuống đây. Một chiếc thuyền thong thả đi giữa mênh mông hồ, giữa màu xanh của trời, của nước, của súng và của những bông sen nở lấp lóa. Mùa sen tới, nhớ lại về chơi với Quan Sơn, chỉ cách Hà Nội tầm 20km về phía chùa Hương - Hà Tây.


Mộc Châu tháng 11, đẹp lắm, da diết lắm! Ai về Mộc Châu những mùa hoa đều muốn lưu giữ cho mình những khuôn hình thật đẹp của mảnh đất này. Mộc Châu với những đồi chè trong sương giăng, với những đóa hoa dã quỳ nở rộ trong nắng vàng ươm, những đóa trạng nguyên tươi cười trong gió và những cánh đồng cải trắng mơ màng.

Xem bài viết đầy đủ

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013


Những hiện vật tại "Hoàng thành Yên Bái" có niên đại và hình dạng giống hiện vật được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.


“Hoàng thành Yên Bái” được bao bộc bởi một thung lũng bằng phẳng bên dòng sông Chảy và thượng nguồn hồ Thác Bà.


Ông Liễu Văn Chanh, một người dân ở xã Tân Lĩnh thật thà cho biết ông và những người nông dân thuần phác ở đây từ bao đời cứ làm ngô, làm lúa trên cánh đồng này. Mỗi vụ lật đất, họ lượm được những mảnh gạch, mảnh ngói vàng hình rồng đầu phượng mà chẳng mảy may nghĩ rằng đó đã từng là một phần của những lâu đài thành quách. Những người nông dân chỉ nghĩ những mảnh vỡ vô tri mà thế hệ trước vứt bỏ nên gom lại ném cả lên bờ cho đỡ vướng khi cày, bừa để rồi nhiều nhà khảo cổ sau này phải sửng sốt tiếc nuối.


Những mảnh gạch, mảnh ngói vàng hình rồng đầu phượng đã từng là một phần của những lâu đài thành quách xưa.


Một tháp cổ nghìn tuổi được khai quật tại Tân Lĩnh.



Sự tồn tại của “Hoàng thành Yên Bái” với vai trò “Kinh đô Phật giáo” vùng Tây Bắc trải dài khắp xã Tân Lĩnh (Lục Yên - Yên Bái) đã được các nhà khảo cổ và các sử gia khẳng định. Hàng trăm những hiện vật của văn hóa Chăm Pa như Naguda, hình người con gái múa hát, bệ hoa sen bằng đất nung... đã được tìm thấy ở mảnh đất này. Ngay cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng đã để lại bút tích nghiên cứu của mình về di chỉ khảo cổ đặc biệt này là “ngôi chùa phảng phất văn hóa Chăm”.


Dấu ấn văn hóa Chăm Pa đặc trưng qua hoa văn lá đề được tìm thấy tại Hoàng thành Yên Bái.


Bí ẩn về sự xuất hiện của văn hóa Chăm Pa tại di tích “Hoàng thành Yên Bái” vẫn là một dấu chấm hỏi.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013


Người Việt hàng nghìn năm lịch sử đã duy trì tín ngưỡng phồn thực, thờ cơ quan sinh dục và hành vi giao phối.


Những bức tượng này thể hiện ý niệm, cái chết là một sự bắt đầu mới, người chết sẽ được phôi thai thành người khác.


Cao trào của buổi lễ cũng là việc người đàn ông cầm nõ để thể hiện động tác giao hoan với một người phụ nữ cầm nường.


Linga và Yoni có thể đứng riêng, nhưng cũng có khi chồng lên nhau, biểu thị cho tính âm - dương kết hợp, tạo ra sự hủy diệt và tái sinh của vũ trụ.


Trên nắp thạp đồng niên đại 500 năm TCN tìm thấy ở Đào Thịnh (Yên Bái), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp được thể hiện rất sinh động.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013


 Nhà mồ của người dân tộc Bana ở Việt Nam có hàng rào được trang trí bằng những bức tượng gỗ thể hiện các hình ảnh tượng trưng cho khả năng sinh sản của con người. Những bức tượng này biểu hiện ý niệm về sự hoà hợp, phôi thai sự sống và sinh thành, vượt lên cái chết để bắt đầu cho việc sinh sôi nảy nở ở một thế giới khác.


 Điều đặc biệt trong lớp tượng mang ý nghĩa phồn thực của người Tây Nguyên là việc khắc hoạ hình tượng rất cụ thể, gần gũi với đời thực.


 Ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương có tục thờ cúng nõ nường (nõ: cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường: nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ). Cao trào của buổi lễ cũng là việc người đàn ông cầm “nõ” để thể hiện động tác giao hoan với một người phụ nữ cầm “nường”.


 Hình tượng Linga – cơ quan sinh thực khí nam – là một vật thờ linh thiêng của người Chăm. Hình tượng này có nguồn gốc là một biểu tượng thờ phụng của vị thần Ấn Độ giáo Shiva. Linga xuất hiện trong rất nhiều di tích của người Chăm ở miền Trung Việt Nam.


 Luôn xuất hiện cùng Linga là Yoni – biểu tượng của cơ quan sinh thực khí nữ. Yoni được cách điệu bằng một khối đá hình vuông, có khe hở, có môi đưa nước ra ngoài.


 Linga và Yoni có thể đứng riêng, nhưng cũng có khi chồng lên nhau, biểu thị cho tính âm-dương kết hợp, tạo ra sự hủy diệt và tái sinh của vũ trụ.


Trên nắp thạp đồng niên đại 500 năm TCN tìm thấy ở Đào Thịnh (Yên Bái), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp, được thể hiện rất sinh động.


 Ở Hòn Đỏ (Khánh Hòa) khi nhiều ngày liên tục không đánh được cá, một người đại diện của ngư dân sẽ tới một địa điểm linh thiêng, nơi có Lỗ Lường – tượng trưng cho sinh thực khí nữ. Tại đây người hành lễ sẽ cầu xin, lạy 3 lạy và cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam đâm vào Lỗ Lường 3 lần.


  Hội làng Đồng Kị (Hà Nội) có tục rước sinh thực khí làm bằng gỗ vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm. Khi tan hội, sinh thực khí sẽ được đốt đi và tro đem chia cho mọi người mang ra rắc ngoài ruộng - hành động này có tác dụng như một ma thuật truyền sinh cho mùa màng.


 Trò cướp cầu - một trò chơi truyền thống phổ biến ở vùng đất tổ Phong Châu (Phú Thọ) cũng mang đậm màu sắc phồn thực. Trong trò chơi này, hai phe tranh nhau một quả cầu màu đỏ (dương), ai cướp được thì mang về thả vào hố (âm) của bên mình.


 Từ thời xa xưa, chày và cối - bộ công cụ thiết thân của người làm nông cũng là những vật tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối. Trên các trống đồng Đông Sơn khắc rất nhiều những hình nam nữ giã gạo từng đôi.


 Trên tâm mặt trống là hình mặt trời với những tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí nam, và giữa các tia sáng là một hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013


Em bé ngồi trông mẻ cá phơi khô ở sông Chảy, Yên Bái



Cầu Mây trên sông Mường Hoa


Những thửa ruộng bậc thang và con sông Mường Hoa ở bản Lao Chải, Sapa


Một ngôi làng nhỏ trong thung lũng Mường Hoa, Sapa


Hoa tai của người phụ nữ H’Mông Đen


“Con trâu đi trước, cái cày theo sau”, những người đàn ông H’Mông Đen đang làm ruộng


Những bé gái H’Mông Đen ở bản Tả Van, Sapa


Phụ nữ dao Đỏ ở chợ phiên Sapa


Núi rừng Lai Châu


Cầu Hang Tôm bắc qua sông Đà ở Lai Châu


Hoa ban, nhà sàn ở thung lũng Nậm Mức – nơi cư trú của người H’Mông


Bản làng bên sông của người Thái Trắng


Chọc lỗ tra hạt ở thung lũng Nậm Mức, Lai Châu


Cô gái người H’Mông Trắng tập bắn nỏ ở Tuần Giáo, Điện Biên



Nụ cười bé gái Thái Đen ở Sơn La


Đường làng ở thung lũng Sơn La


Bùa trừ tà gắn trên một cọn nước ở sông Nậm La



Trẻ chăn trâu băng qua sông Nậm La


Người Thái Đen đắp đập dẫn nước cho những cọn nước mới ở sông Nậm La


Một cọn nước ở sông Nậm La


Một bản làng của người Thái Trắng ở Mai Châu



Một nếp nhà của người Thái Trắng tại bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình


Bản Lác ở Mai Châu, Hòa Bình


Phụ nữ H’Mông Hoa ở Bắc Hà


Chiếc váy thổ cẩm của người phụ nữ H’Mông phơi trên hàng rào


Hai cô gái tại chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai


Phụ nữ người Dao Đen ở Tam Đường


Tam Đường, Lai Châu


Ông cụ người Thái Trắng


Một gia đình người Dao Đỏ


Vòng cổ của người Dao Đỏ


Một sạp hàng của người H’Mông Đen tại chợ phiên

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online