Hiển thị các bài đăng có nhãn Xuân Trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xuân Trường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012


TPO - Chùa Keo nằm ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.


Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định).




Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.


Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định).


Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình, về sau cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng).


Ban đầu, chùa được xây dựng tạm trên nền đất của làng. Năm Hoằng Định thứ 13 (1612), chùa được tu sửa hoàn chỉnh và có dáng dấp như ngày nay. Trong 400 năm tiếp theo, chùa nhiều lần được tu bổ lớn như vào các năm Cảnh Trị thứ 9 (1671), Chính Hoà thứ 25 (1704), Thành Thái thứ 7 (1896) và đặc biệt từ năm 1962 chùa Keo đã được nhà nước công nhận là tích lịch sử văn hoá, nên đã được tôn tạo nhiều lần.





Được khởi công xây dựng trước, kiến trúc chùa Keo Hành Thiện có ảnh hưởng rất lớn đến chùa Keo ở Thái Bình. Phía trước chùa có hồ bán nguyệt nước trong xanh, soi bóng tháp chuông mái cong uy nghiêm, thơ mộng.


Được khởi công xây dựng trước, kiến trúc chùa Keo Hành Thiện có ảnh hưởng rất lớn đến chùa Keo ở Thái Bình. Phía trước chùa có hồ bán nguyệt nước trong xanh, soi bóng tháp chuông mái cong uy nghiêm, thơ mộng.




Tuy không có gác chuông chồng diêm 3 tầng 12 mái đồ sộ như chùa Keo Thái Bình, gác chuông chùa Keo Hành Thiện cũng là một sự kết hợp hài hòa của kiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm, cao 7m50.


Dáng vẻ thanh thoát với mái cong, bờ cánh kẻ bảy uốn lượn. Phía dưới là 8 đại trụ và 16 cột quân được đặt trên đá tảng chạm khắc hoa văn cánh hoa sen nở.



Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp nhiều chuông khánh, văn bia cổ, hoàng văn phi đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo.


Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp nhiều chuông khánh, văn bia cổ, hoàng văn phi đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo.


Sau chùa là đền Thánh thờ Đức Thánh Tổ Đại pháp thiền sư Không Lộ, người chữa khỏi bệnh cho vua Lý Nhân Tông.

Xem bài viết đầy đủ

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011


Không khí Giáng sinh Tại thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN


Đêm 24/12/2011, tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, hàng ngàn người dân đã đổ về đây đón chào    Lễ Giáng sinh 2011 Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN


Tại thành phố Hồ Chí Minh, hàng vạn người dân đã đổ về trung tâm thành phố và các nhà thờ để chào đón Giáng sinh năm 2011 trong không khí ấm áp và an lành.


Đêm 24/12/2011, tại Nhà thờ Đá Phát Diệm, hàng ngàn giáo dân của giáo xứ đã về chào đón Lễ Thiên Chúa Giáng sinh 2011. Ảnh: Nguyễn Thủy/TTXVN


Không khí Giáng sinh tại Nhà thờ Phú Nhai, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường (Nam Định). Ảnh: TTXVN


Không chỉ tại các thành phố lớn, đồng bào dân tộc tỉnh Lào Cai cũng nô nức tới nhà thờ đón Giáng sinh. Ảnh: Tứ Hải/TTXVN

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011


Có lẽ ít có nơi nào trên đất nước Việt Nam mà các thánh đường công giáo lại tập trung với mật độ dày đặc như ở Nam Định, Thái Bình. Các nhà thờ chỉ cách nhau chừng từ 100 - 200 m, đứng ở nhà thờ này bạn đã có thể nhìn thấy 4, 5 nhà thờ ở xung quanh.


Một tour khám phá các nhà thờ không làm bạn mất nhiều thời gian và công sức ngược lại sẽ khiến bạn phải ngỡ ngàng trước sự kiêu sa, lộng lẫy của nhiều thánh đường.





Đầu tiên phải kể đến nhà thờ Phú Nhai nằm ở trung tâm của xã Xuân Phương, Xuân Trường, Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1km. Phú Nhai là một trong những ngôi nhà thờ có diện tích khá rộng lớn và cho đến nay vẫn được xem là một trong những thánh đường đẹp nhất Đông Dương.




Bên trong nhà thờ với mái vòm cao đẹp thiết kế xây dựng theo kiến trúc tây phương. Ánh nắng của buổi sớm mai hắt qua những ô kính lại càng khiến cho gian cung thánh được sơn son thiếp vàng trở nên lộng lẫy và những vị thánh trở nên sống động.


Bên trong nhà thờ với mái vòm cao đẹp thiết kế xây dựng theo kiến trúc tây phương. Ánh nắng của buổi sớm mai hắt qua những ô kính lại càng khiến cho gian cung thánh được sơn son thiếp vàng trở nên lộng lẫy và những vị thánh trở nên sống động.


Nhà thờ Phú Nhai đã qua 3 lần xây cất. Lần đầu tiên là năm 1881, vì hoàn cảnh còn eo hẹp. Nhà thờ đã xây xong, nhưng chưa đúng như lòng mong ước, nên những thập niên về sau, giáo quyền đã đặt kế hoạch xây một Đền Thờ lớn hơn hoàn tất năm 1923.


Nhà thờ gốc có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách Gothic Pháp. Có kích thước: dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét. Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang.


Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc là một trong những nhà thờ nổi tiếng và lâu năm nhất nhì tỉnh Nam Định. Đến với nhà thờ này bạn còn có dịp nhìn ngắm và thậm chí là thổi thử chiếc kèn đồng lớn nhất Việt Nam.


Hàng năm thường có rất nhiều du khách thập phương về thăm viếng các nhà thờ và chiêm ngưỡng những nét kiến trúc tiêu biểu, đồng thời tìm hiểu lịch sử vùng giáo xứ Bùi Chu.


Đến với Bùi Chu, bạn không chỉ đang ghé thăm một xứ đạo lâu đời mà còn được chiêm ngưỡng vô vàn nhà thờ với kiến trúc đẹp và ấn tượng. Ở đây, làng nào cũng có nhà thờ của riêng mình.



Tiếng chuông nhà thờ văng vẳng trên khắp các cánh đồng xa gần, ngồi lặng thinh trong ngôi thánh đường cổ kính khiến cho bạn thấy tâm hồn thư thái và bình yên.

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online