Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiệu Trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiệu Trị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013


Nằm cách TP Huế 70km về phía Nam và TP Đà Nẵng 20km về phía Bắc, Lăng Cô từ lâu đã rất nổi tiếng là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, với bãi cát trắng dài hơn 10km, cùng làn nước biển trong xanh. Vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, không khí nơi đây rất dễ chịu và dịu mát.


Nơi sông Hương đổ ra phá Tam Giang rồi chảy ra biển Đông, cách Kinh thành Huế về hướng Đông khoảng 13 km, vua Thiệu Trị xếp là cảnh đẹp thứ 10 trong Thần kinh nhị thập cảnh.


Từ Huế theo Quốc lộ 1A xuôi về Nam khoảng 70 km là đến địa bàn xã Lộc Tiến (Phú Lộc). Từ đây rẽ trái vào gần 8 km nữa là đến biển Cảnh Dương, nằm cạnh cảng Chân Mây, thuộc xã Lộc Vĩnh.


Cách thành phố Huế 30 km về phía Đông Nam, bãi biển Vinh Thanh chan hòa ánh nắng với trời xanh mây trắng, sóng vỗ rì rào, bọt tung trắng xóa, dải cát trắng trải dài, nước biển xanh ngắt một màu.


Nằm bên kia phá Tam Giang – Cầu Hai thuộc xã Vinh Hiền (Phú Lộc), bãi biển Hàm Rồng là một địa chỉ mà du khách đã một lần đến đều mong có dịp trở lại.


Từ thành phố Huế chạy về phía Nam 60 km, hay Đà Nẵng chạy ra 40 km, rồi chạy thêm 3 km lên phía Tây, ngang địa phận Thừa Lưu, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, men theo con đường nhỏ được phủ lớp bê tông, du khách sẽ đến suối Voi, một con suối với nhiều ngọn thác lớn tuôn ra dưới một cánh rừng nguyên sinh khá dày thảm thực vật.


Từ thành phố Huế đi về cầu Truồi xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, rẽ phải thêm 10km sẽ gặp đỉnh Bạch Mã quanh năm chìm trong mây trắng. Mênh mang dưới chân Bạch Mã là hồ Truồi xanh biếc chạy dài hết tầm mắt.


Thác Nhị Hồ thuộc thôn Hoà Mậu, xã Lộc Trì (Phú Lộc), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 45km về phía Nam, cách Quốc lộ 1A gần 4km. Thác như một tuyệt tác của thiên nhiên với dòng thác đổ xuống từ vách núi tạo thành hai hồ nước xanh mát cạnh nhau.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013


Ông Hàng Thái Châu, Trưởng Ban quản lý di tích Chùa Ông cho biết, theo các bia ký tại chùa cho thấy đồng bào Hoa từ các tỉnh Phúc Kiến, Triều Châu di dân đến Ninh Thuận vào đầu thế kỷ XIX. Năm 1831, bà con lập miếu thờ ngài Quan Công biểu thị lòng trung nghĩa nhằm mục đích động viên cộng đồng Hoa kiều đoàn kết, trung thực, hiếu nghĩa. Ngôi miếu xây cất nhỏ nằm ven đường thiên lý Bắc Nam rất thuận lợi cho việc đi lại giao lưu của cộng đồng Hoa kiều. Đến năm 1909, Chùa Ông chính thức được trùng tu xây dựng có quy mô lớn mang đậm văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Hoa tồn tại đến ngày nay.


Toàn cảnh mặt tiền Chùa Ông Phan Rang


Hình tượng lưỡng long tranh châu trên nền mái ngói lưu ly


Chùa Ông xây cất theo hình chữ Tam gồm có ba gian: Gian thánh điện thờ Quan Công; gian bái đình có khoảng sân rộng cho nhân dân đến cúng bái; gian hội quán làm nơi trao đổi của cộng đồng Hoa kiều. Hệ thống  cột cái, đòn dông, vĩ kèo được chạm khắc tinh xảo, phản ảnh đỉnh cao trong nghệ thuật kiến trúc đình chùa vào cuối thế kỷ XIX. Trên nóc chùa được trang trí hình tượng lưỡng long tranh châu; các mái được chạm khắc lân, phụng, hoa lá đường nét sinh động, sắc màu tươi thắm. Chùa Ông còn lưu trữ nhiều vật dụng thờ cúng cổ có giá trị về nghệ thuật đúc đồng, gốm sứ, liễn thờ. Và bốn sắc phong của các đời vua Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh.


Hệ thống vĩ kèo chống đỡ mái ngói được chạm khắc tinh xảo


Gian thánh điện thở Ngài Quan Công

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012


Sở hữu cánh rừng già nằm trong lòng thành phố, bán đảo Sơn Trà được ví như viên ngọc quý của Đà Nẵng. Đến Sơn Trà, du khách vừa có thể lên rừng, xuống biển khi tham gia một loạt các tour trên cạn như khám phá rừng già, tham quan bán đảo bằng trực thăng, tuyến “Không gian Xanh”… và tham gia các tour dưới nước như câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô...


Những lăng mộ này cách không xa trung tâm Huế, ấn tượng nhất là lăng Minh Mạng, Khải Định, Tự Đức, Thiệu Trị và Đồng Khánh. Mỗi lăng có đặc điểm riêng với khu vườn xung quanh, cầu nhỏ và lối đi. Ngắm lăng mộ của vua Khải Định, bạn có thể thấy sự pha trộn kiến trúc Đông Tây kim cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo.


Bãi biển này xứng đáng có được một vị trí trong danh sách các bãi biển đẹp nhất thế giới. Một vài năm trước đây, Nha Trang là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất Việt Nam, nhưng cho đến nay bạn có thể biết thêm một nơi du lịch nữa với bãi biển hoang sơ như đảo Phú Quốc.


Với dải đất màu mỡ quanh năm được phù sa bồi đắp, nơi đây có một đời sống động thực vật vô cùng phong phú, thiên nhiên vẫn còn hoang dã. Khám phá cuộc sống với chợ nổi và làng nhỏ ven sông cũng như các hòn đảo gần cửa sông cũng rất thú vị. Phong cảnh đẹp bao gồm các cánh đồng lúa, khe suối nhỏ và các kênh nước uốn lượn quanh các vùng nông thôn về phía biển.


Sa Pa là một thị trấn miền núi ở phía tây bắc của Việt Nam được biết đến với phong cảnh núi non đẹp như tranh vẽ với núi non trùng điệp, thung lũng xanh ngắt, làng nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số, rừng tre, ruộng bậc thang và quang cảnh tuyệt đẹp. Để cảm nhận được hết vẻ đẹp nơi đây, du khách cần phải leo đèo Trạm Tôn (Cổng Trời) - con đèo trên núi cao nhất Việt Nam.


Khu bảo tồn thiên nhiên này đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là hang động khô lớn nhất thế giới với hơn 300 hang động. Bên trong hang động có một dòng sông ngầm, hình thành những thạch nhũ, măng đá tuyệt đẹp, có những dải đá vôi dài.


Nơi đây là một trong bảy kì quan thiên nhiên thế giới mới. Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hóa, hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng giống như những tác phẩm điêu khắc ấn tượng.


Chùa Một Cột được xây dựng vào năm 1049 dựa trên giấc mơ của vua Lý Thái Tông, trong giấc mơ này xuất hiện một ngôi đền Phật giáo nổi lên trên một cái ao sen. Nó được xây dựng bằng gỗ và đứng trên một trụ cột nhỏ, ngôi đền này được thiết kế để trông giống như một bông sen nở và có chạm khắc trang trí sơn rất công phu. Chùa Một Cột chúng ta thấy ngày nay đã được xây dựng lại giống như ban đầu lúc chưa bị chiến tranh tàn phá.


Trước mắt chúng ta nhìn thấy là những miếng sáp ong khổng lồ, đứng một bên ghềnh, ta lại thấy phiến đá tạo thành trụ liên kết bên nhau, vững chãi, bền chặt, dãi dầm mưa nắng. Đá nơi đây đã thăng trầm cùng với sự biến thiên của tạo hóa, sóng biển, nắng gió và đất trời. Tên gọi là Đá Dĩa bởi các cột đá gắn kết bề mặt như những chiếc đĩa xếp liền kề nhau, tăm tắp thẳng hàng.


Di tích Ngọ Môn - cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế


Di tích Ngọ Môn - cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành HuếUNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa của nhân loại. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012


Chùa Trấn Quốc nằm phía đông hồ Tây.


Chánh điện chùa Trấn Quốc.


Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu và mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Trong một chuyến vi hành đất Thăng Long vào năm 1821, vua Minh Mạng đến viếng chùa và ban 20 lạng bạc để tu sửa. Đến năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn, 200 quan tiền và cho đổi tên thành chùa Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.


Lối vào cổng chùa ngày nay. Ảnh: Sao Mai


Lối vào cổng chùa ngày nay. Ảnh: Sao Mai


Bảo tháp Lục độ đài sen. Ảnh: Sao Mai


Chùa Trấn Quốc xa xưa...


Chùa Trấn Quốc xa xưa...

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012


1. Bán đảo Sơn Trà


Đây là lăng mộ cổ nằm gần thành phố Huế, trải dọc con sông Hương thơ mộng. Du khách luôn trầm trồ khi ghé thăm lăng của các vị vua Minh Mạng, Khải Định, Tự Đức, Thiệu Trị và Đồng Khánh.


3. Đảo Phú Quốc


Lượng phù sa màu mỡ của sông Cửu Long đã mang lại cho vùng đất nơi đây những thảm thực vật đa dạng. Không chỉ mạnh về nông nghiệp, khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn là một khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn.


5. Đèo Trạm Tôn (Cổng Trời)


6. Công viên quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng


7. Vịnh Hạ Long


8. Chùa Một Cột


9. Ghềnh Đá Đĩa


Từng là trung tâm của triều đại nhà Nguyễn, cố đô Huế là tập hợp của một loạt các ngôi chùa, cổng chào, dòng suối, phòng ốc, vườn thượng uyển và cả những ngôi chùa cổ kính. Tất cả cộng hưởng lại tạo thành một thắng cảnh tuyệt đẹp.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012


Đồi Vọng Cảnh cao 43m ở phía Tây Nam thành phố Huế, chân đồi tiếp giáp bờ sông Hương. Đồi Vọng Cảnh nằm giữa vùng lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn và đối diện với điện Hòn Chén. Cách đồi Vọng Cảnh khoảng 500m là lăng Đồng Khánh, Tự Đức, Thiệu Trị…


Núi Bân là nơi 215 năm trước diễn ra buổi lễ tế trời đất tuyên bố lên ngôi hoàng đế của vua Quang Trung. Núi Bân cao 41m cách kinh thành Huế 3km. Ngọn núi này vốn có nhiều tên gọi khác nhau như: Đông Tầng, Ba Tầng, Tam Tầng, Ba Vành, núi Sam…


Núi Ngự Bình là ngọn núi đẹp, cao 105m, nằm trong địa bàn phường An Cựu, cách bờ Nam sông Hương 3km. Núi Ngự Bình còn có tên gọi là Bằng Sơn hay Bình Sơn. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là biểu tượng của vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của xứ Huế.


Thiên An là địa danh gồm nhiều ngọn đồi trồng thông phía Tây Nam thành phố Huế, gần lăng vua Khải Định. Không quá cao, nhưng cảnh vật thiên nhiên yên bình, không gian trong lành đã khiến nơi đây trở thành địa điểm du lịch lý tưởng của TP Huế. 


Cách trung tâm TP Huế 60km về phía Nam, núi Bạch Mã là khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng của Việt Nam. Trên đỉnh núi hùng vỹ cao 1.450m này cây cối bốn mùa xanh tốt. Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi những con suối và thác nước ngoạn mục. Ngoài ra, nơi đây còn quy tụ nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012


Xót xa những chi tiết đã mất ở cột điện Thái Hòa


Giàn giáo ngổn ngang ở khu vực tham quan.


Nhà Tả Trà ở Cung  Diên Thọ chỉ còn trơ bộ khung.


Những thiết bị sửa chữa bày bừa bãi trên đường đi của khách tham quan.


Hồng Trạch Môn của lăng Thiệu Trị đang xuống cấp.


Dân câu cá ngay phía trước Mộ của Vua Thiệu Trị. Nơi mà cửa đã bao nhiêu năm không mở.


 Nhà bia ở Lăng Thiệu Trị tan hoang.


Nhà Pháp Khiêm Vũ ở Lăng Tự Đức được sử dụng làm nơi để dụng cụ phòng cháy chữa cháy .

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online