Hiển thị các bài đăng có nhãn Sông Mã. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sông Mã. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013


Cả vùng sông tối om như mực, thấp thoáng đây đó lóe lên ánh đèn pin. Tôi cùng 3 người nữa cũng chuẩn bị đồ đạc rồi đi thuyền qua bãi giữa. Nước sông mát lạnh, trong veo, những con tôm, con cá hiện rõ dưới ánh đèn pin.


Những cơn mưa đầu mùa làm con sông Mã khu vực xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa đầy nước hẳn. Anh Dũng giục tôi ăn cơm sớm để còn đi man, tức là đi bắt tôm, bắt cá bằng nơm. Lần nào cũng vậy, cứ về quê là tôi là được bố trí cho đi nghịch mấy cái trò dân dã dạng này.


Thông thường người đi man phải đi từ chạng vạng tối cho đến gần khuy mới được vài cân tôm, cá bống


Nước đầu mùa mưa trong veo rất thuận lợi cho việc soi tôm cá


Chiếc thuyền đánh cá rời bờ chưa được 5 phút thì đã cập bãi giữa. Sông Mã vốn nổi tiếng là dòng sông lớn và dữ, ấy thế mà giờ nước cũng chẳng còn mấy. Vào mùa mưa còn đỡ, mùa khô nhiều chỗ bãi cát nổi lên, người ta chẳng cần thuyền mà lội thẳng sang.


Cũng không rõ vì sao năm nay cá tôm khá nhiều. Nhiều người đi đánh cá 1 ngày về được cả tạ. Món được săn nhiều nhất mùa này là cá mòi, loài cá đặc biệt bơi ngược từ biển vào sông để sinh sản. Tuy nhiên, do nước sông không nhiều nên chúng gần như không lên được thượng nguồn và tập trung khá nhiều ở khu vực dưới xuôi.


Nhưng thường thì chúng không chạy thoát bởi chẳng biết lẩn đi đâu trong làn nước trong này


"Mới năm kia thôi, tôi còn đánh được một con cá gáy hơn 6kg. Trứng của nó kín cả cái nồi. Mổ ra mỡ váng cả chậu. Nhưng giờ hiếm lắm. Dân đánh điện, đánh mìn chạy rà rà cả khúc sông mà chẳng bị xử lý nên cá to cá nhỏ bị đánh sạch", anh Dũng vừa tả vừa tỏ vẻ tiếc nuối.


Chẳng khó khăn gì để bắt gặp cảnh những thuyền đánh cá dùng điện chạy dọc sông đánh bắt cá mòi, cá gáy lớn. Ngay trên bờ, cứ 1 quãng lại có 2-3 người đi dí điện bằng bình ắc quy để kiếm mấy loại cá bống, tôm... Cái cách đánh bắt tận diệt này khiến cho nguồn lượng cá của sông Mã giảm đáng kể bởi cá con gần như bị tiêu diệt hết. Trong khi đó cá trong thời kỳ sinh sản hỏng hết trứng, không đẻ được.


Anh Dũng khẳng định: "Nhiều lúc đi đánh lưới, đánh được những con cá biến dạng nhìn rất ghê. Tôi không dám chắc có phải do kích điện hay không nhưng rõ ràng chúng đã bị ảnh hưởng bởi cách săn bắt của con người".


Bữa rượu nho nhỏ trở thành đêm để những tay săn cá nhớ lại kỷ niệm thủa nhỏ. Ở cái thôn Quang Biểu này thời "xa xưa" đó, cứ từ tháng ba trở đi là cá về đặc mấy cái vụng nước triền đê. Đêm nằm nghe cá gáy quậy nước, làm ổ khó mà ngủ được. Cũng bởi cá nhiều, những câu chuyện như truyền thuyết được lưu truyền từ đời ông bà cứ được kể tiếp, kể tiếp.


Chuyện có ông già làng bên chuyên câu cá lớn thỉnh thoảng trúng cá cụ, phải ròng từ làng ra đến tận cầu Hàm Rồng (khoảng 30km) mới chinh phục được nó mang về. Hay có những quái nhân bắt cá không cần lưỡi câu. Ông cứ đánh truồng lao xuống sông, dùng chính... phân của mình và ngón tay để "câu" cá ngạnh, cá da trơn vốn nghiện mấy món này. Hay như những thủ thuật bắt cá gáy bằng cách lội bùn ở bãi bồi, cứ đi đến đâu, cá gáy lại chui vào vết chân đến đấy. Ai khéo cứ dùng nơm chụp là được.

Xem bài viết đầy đủ

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012


(Toquoc)- Tối 7/4, tại Quảng trường Ngọ Môn (Huế), lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc trung bộ, khai mạc Festival Huế năm 2012 đã diễn ra đầy mới lạ, hấp dẫn với chủ đề xuyên suốt “Âm vang một vùng di sản”.Dự khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp tổ chức Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc trung bộ giữa Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Thủ tướng khẳng định: “Khai mạc năm du lịch Quốc gia năm nay cũng là sự kiện khởi đầu trong Chiến lược phát triển Du lịch quốc gia năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó chúng ta tập trung phát triển du lịch hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chiều sâu, chất lượng và hiệu quả. Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội….”.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Festival Huế là dịp để bạn bè năm châu hội tụ, trình diễn những nét văn hóa đặc trưng của mình, để từ đó mở ra những cơ hội hợp tác, hữu nghị, cùng xây dựng một thế giới hòa bình dựa trên nền tảng văn hóa. Việt Nam với thiên nhiên tươi là đẹp và truyền thống là tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển du lịch”. Thủ tướng yêu cầu, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các địa phương trong vùng cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành của TƯ thực hiện những nội dung sau: Phát huy tốt nhất lợi thế và tranh thủ sự ủng hộ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác của các bạn bè trong và ngoài nước, khắc phục những khó khăn, vướng mắc để tập trung thực hiện thành công các hoạt động trong chương trình Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2012, từng bước khẳng định thành phố Huế là một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước, thành phố Festival của Việt Nam, phấn đấu đưa thành phố Huế trở thành thành phố đi đầu trong việc xây dựng du lịch văn minh, hữu nghị, anh ninh, an toàn, mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế, để phát triển nhanh và bền vững;  Đẩy mạnh liên kết hợp tác giữa các địa phương trong vùng bắc Trung Bộ; Liên kết triển khai xúc tiến thương mại và quảng bá, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch cả vùng, là điểm đến tầm khu vực và quốc tế; Ưu tiên phát triển phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội, gắn việc phát triển kinh tế với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa…Qua 6 lần tổ chức, Festival Huế không những trở thành món “đặc sản”, thành thương hiệu của xứ Huế, mà còn là “đại tiệc” nghệ thuật của nhân dân khắp mọi miền đất nước và của những người yêu mến di sản văn hóa trên thế giới. Festival Huế lần thứ 7 được Bộ VHTTDL chọn làm điểm nhấn cho Năm Du lịch gia duyên hải Bắc Trung bộ năm 2012 và chương trình khai mạc Festival Huế cũng đồng thời là chương trình khai mạc năm Du lịch quốc gia. Đây là lý do khiến Festival Huế năm 2012 có số lượng người tham gia đông nhất từ trước đến nay với gần 5.000 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 40 đoàn nghệ thuật quốc tế đại diện cho 5 châu lục và 25 đoàn nghệ thuật của Việt Nam.


Festival Huế đã có sức lan tỏa sâu sắc trong đời sống người dân Huế, người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Trong mỗi dịp Festival, lượng khách luôn tăng lên từ 20- 25% so với cùng kỳ. Festival năm nay, BTC cho biết, công suất phòng đạt 95% đối với khách sạn 3 sao trở lên, khách sạn 1-2 sao đạt 70%. Đối với một thành phố còn đến 200 khách sạn hạng sao với 11 ngàn phòng, đây là con số đáng tự hào của mỗi kỳ lễ hội. Mỗi dịp Festival, xứ Huế thanh bình như bỗng náo nhiệt hơn bởi du khách trong nước và quốc tế đến thăm. Không chỉ chiêm ngưỡng di sản Quần thể di tích cố đô Huế, du khách còn được thưởng thức những “đặc sản” văn hóa của năm châu hội tụ tại vùng đất này. Và không phụ lòng mong đợi của công chúng, chương trình nghệ thuật diễn ra đầy mới lạ, hấp dẫn, vừa làm nổi bật chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử” của festival Huế 2012, vừa đưa công chúng qua một hành trình di sản bằng di sản.


Điểm xuất phát của cuộc hành trình là di sản Thành nhà Hồ, là khu di tích Lam Kinh của mảnh đất Thanh Hóa anh hùng qua điệu hò Sông Mã, qua hình ảnh những người dân chài vừa kéo lưới vừa “rô ta, rô hầy” do các nghệ sỹ, diễn viên Trung tâm văn hóa tỉnh Thanh Hóa thể hiện. Tạm biệt Thành nhà hồ, điệu ví phường vải, ví dặm và những khúc dân ca ngọt ngào lại đưa du khách đến với xứ Nghệ (Nghệ An, Hà Tĩnh) thăm làng Sen, thăm địa danh Truông Bồn, khu di tích lịch sử Thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc…Tiếp đó, du khách đến Quảng Bình thăm động Phong Nha- Kẻ Bàng, đến Quảng Trị thăm Thành cổ qua ca khúc “Quảng Bình qua lời ca”, “Quảng Trị yêu thương” do ca sĩ Vân Khánh cùng tốp múa thể hiện. Điểm kết thúc chuyến du lịch di sản Bắc miền Trung là kinh thành Huế, là sông Hương, núi Ngự được chuyển tải qua di sản nhã nhạc cung đình cùng những điệu ca Huế đặc sắc.


Không chỉ khám phá di sản miền trung, các tiết mục nghệ thuật trong đêm khai mạc còn đưa du khách lên Tây Bắc thưởng thức thức tiếng khèn Mông réo rắt gọi bạn, tiếng hát then, đàn tính rộn ràng, rồi đến với mảnh đất đỏ Tây Nguyên voi bản Đôn, ngắm sông Đắk rông khi mùa xuân về (hòa tấu công chiêng và piano), xuống thành phố Hồ Chí Minh đi chợ Bến Thành, vào Nhà thờ Lớn, ra Hà Nội thăm hồ Gươm, cầu Thê Húc, Long Biên…(hợp xướng Hà Nội- Huế- Sài Gòn). Đặc biệt hơn, nhiều thành phố lịch sử trên thế giới như: Bắc Kinh (Trung Quốc), Mátxcơva (Nga), Seoul (Hàn Quốc), Paris (Pháp)…đã gặp nhau tại thành phố Huế qua nghệ thuật đường phố, qua các điệu múa, hòa tấu đậm đà bản sắc.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012


Cao Tuân (tổng hợp)


Nóng tối 23/3: Vụ vỡ nợ ở Phú Xuyên lên tới trên 200 tỉ đồng


Đã xác định rõ thầy giáo dùng thước gỗ đánh vào mông hàng loạt nữ sinh


Nóng chiều 23/3: Mỗi chuyến xe “rút ruột” 400 - 500 lít xăng dầu


Nóng sáng 23/2: Thẩm định toàn bộ nhà ông Vươn bị phá


Chiêm ngưỡng chỉnh thế kiến trúc độc đáo của chùa Dơi (Sóc Trăng)


Chùm ảnh: Những tấm thiếp đẹp dành tặng trong ngày Phụ nữ 8/3 (P8)


Chùm ảnh: Những tấm thiếp đẹp dành tặng trong ngày Phụ nữ 8/3 (P7)


Chùm ảnh: Những tấm thiếp đẹp dành tặng trong ngày Phụ nữ 8/3 (P6)


Chùm ảnh: Chiêm ngưỡng các vị vua, quan thời phong kiến ở Việt Nam


Chùm ảnh: Những tấm thiếp đẹp dành tặng trong ngày Phụ nữ 8/3 (P4)


Chùm ảnh: Những tấm thiếp đẹp dành tặng trong ngày Phụ nữ 8/3 (P3)


Chùm ảnh: Những tấm thiếp đẹp dành tặng trong ngày phụ nữ 8/3 (P2)


Chùm ảnh: Những tấm thiếp đẹp dành tặng trong ngày Phụ nữ 8/3 (P1)


Chùm ảnh: Điểm lại các vụ tai nạn đường thủy kinh hoàng ở Việt Nam


Chùm ảnh: Vẻ đẹp long lanh, hút hồn của cao nguyên Mộc Châu (P2)


Chùm ảnh: Ấn tượng sức sống của biển cả


Chùm ảnh: Nét đẹp của một Đà Lạt thanh bình


Chùm ảnh: Khát vọng của những đứa trẻ vùng cao


Chùm ảnh: Một thoáng phong cảnh làng quê đầu năm


Chùm ảnh: Cảnh đẹp tuyệt vời trên hồ thủy điện Sơn La


Chùm ảnh: Đẹp mơ màng "mùa vàng vùng cao"


Chùm ảnh: Mơ màng khi du khảo rừng tràm Trà Sư - An Giang


Chùm ảnh: Kinh hoàng các vụ tai nạn xây dựng ở Việt Nam (P1)


Chùm ảnh: Nhịp sống phố cổ Hội An về khuya


Chùm ảnh: Những cảm xúc bất chợt qua vùng Tây Bắc


Chùm ảnh: Ngất ngây với vẻ đẹp của đồng ruộng Tây Bắc


Chùm ảnh: Những hình ảnh tuyệt vời về quê hương quanh tôi


Chùm ảnh: Kinh hoàng các vụ sập giàn giáo ở Việt Nam


Chùm ảnh: Những hình ảnh tuyệt đẹp về Sapa trong tôi


Chùm ảnh: Đẹp mê hồn những chiếc cọn nước vùng cao (P2)


Chùm ảnh: Chân dung đời thường của người dân Việt


Chùm ảnh: Hút hồn với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước


Chùm ảnh: Đẹp mê hồn những chiếc cọn nước vùng cao (P1)


Chùm ảnh: Vẻ đẹp tiềm ẩn Việt Nam quê hương trong tôi


Chùm ảnh: Nét riêng của những "em bé" Hà Nội những năm 1990 (P2)


Chùm ảnh: Kinh hoàng chuyến xe đêm băng qua lũ trên QL 1A - Hà Tĩnh


Chùm ảnh: Những nét đẹp hoang sơ miền Tây Bắc


Chùm ảnh: Quê hương


Chùm ảnh: Nét riêng của những "em bé" Hà Nội ở thập niên 90 (P1)


Chùm ảnh: Việt Nam của tôi


Chùm ảnh: Những sản vật, món ăn quí được dâng vua ở Việt Nam (P6)


Chùm ảnh: Nhan nhản các bãi trông xe trái phép vẫn hoạt động ở Hà Nội


Chùm ảnh: Mộc Châu mùa hoa cải


Chùm ảnh: Cảnh đẹp các vùng miền Việt Nam


Chùm ảnh: Hoàng hôn Sông Mã


Chùm ảnh: Thực trạng ngày đầu 262 tuyến phố cấm trông giữ xe


Chùm ảnh: Việt Nam đất nước tôi ơi


Chùm ảnh: Buổi chợ sớm quê hương


Chùm ảnh: Cuộc sống bình dị ở làng quê Việt Nam


Chùm ảnh: Tuyệt đẹp đất nước con người Việt Nam tôi


Chùm ảnh: Việt Nam thầm lặng và quyến rũ đến mơ màng


Chùm ảnh: Những thang bậc no ấm trên cao nguyên Sìn Hồ


Chùm ảnh: Nhà nghỉ "cháy" phòng trước đêm tình yêu Valentine (P1)


Chùm ảnh: Tôi yêu cao nguyên Việt Nam lộng gió


Chùm ảnh: Long lanh những cánh hoa khoe sắc


Chùm ảnh: Hơn 500 cặp tình nhân hiến máu cứu người


Chùm ảnh: Đà Lạt thơ mộng


Chùm ảnh: Bình yên Hạ Long


Chùm ảnh: Khoảnh khắc Bắc Giang trong tôi


Chùm ảnh: Những dịch vụ ăn theo "hốt bạc" mùa lễ hội


Chùm ảnh: Vị ngọt Valentine hạnh phúc không cần lời bình


Chùm ảnh: Ngày xuân trên phố núi Sơn La


Chùm ảnh: Ngắm trẻ em thật hồn nhiên


Chùm ảnh: Ngắm hòn ngọc Viễn Đông về đêm


Chùm ảnh: Phố cổ Hội An những góc yên bình


Chùm ảnh: Hút hồn với "em và hồn nhiên"


Chùm ảnh: Các "tư thế" của người dân xem chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc)


"Mãn nhãn" ngắm bộ cóng bạc triệu cho chim uống nước

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online