Hiển thị các bài đăng có nhãn Phùng Hưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phùng Hưng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013


Công nghệ chế biến nầm heo thành nầm dê cũng khá đơn giản. Các chủ quán miền Bắc thường thu gom mỡ heo về, tẩm ướp những hoá chất làm tăng độ giòn sau đó dùng công nghệ ép tạo thành từng miếng. Sau quá trình cán, ép, chỉ cần nhuộm màu, ướp hương liệu vậy là có thể tạo ra cả tấn nầm dê để đánh lừa thực khách. Còn tại thị trường miền Nam, với khoảng 200.000 đồng là có thể mua được 1kg nầm dê được lóc hết da còn đính kèm hướng dẫn bỏ thêm chất bột sệt màu vàng như sa tế giúp nầm heo thơm ngon và giòn.


Tại Hà Nội, những quán lẩu vỉa hè rất đông khách. Từ những tuyến phố mang “thương hiệu” lẩu vỉa hè như Phùng Hưng, Mã Mây, Trúc Bạch, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… đến mọi ngõ ngách thậm chí ngay chân các tòa nhà chung cư, các khu văn phòng hiện đại như Lê Văn Lương, Trần Thái Tông, Nguyễn Thị Định… những nồi lẩu nghi ngút khói, thực khách ngồi chật cứng. Vào những ngày rét lạnh, lẩu vỉa hè càng nở rộ và hoạt động hết công suất.


Hiện nay, tại Việt Nam, việc mua bán gia vị lẩu “Tàu” vẫn tiếp diễn nhưng kín đáo hơn trước. Nhưng khác với cách đây vài năm, chỉ các quán lẩu vỉa hè ở phố Phùng Hưng (Hà Nội) nở rộ sử dụng loại gia vị này, đến nay, nhiều nhà hàng, quán ăn lớn cũng sử dụng.


Cách đây ít lâu, chính quyền Trung Quốc phát hiện loại gia vị thường để dùng nấu món lẩu Tứ Xuyên nổi tiếng có trộn hóa chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Loại gia vị này có tên là sa tế Tứ Xuyên, là một loại phụ gia khá thịnh hành, thường được người tiêu dùng mua về để bỏ vào nước dùng của món lẩu Tứ Xuyên. Nhờ đó, nước dùng lẩu sẽ dậy lên mùi thơm, vị cay và có màu đỏ hấp dẫn. 

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013


Hãy dậy sớm từ 4 giờ để đi thăm chợ hoa, ngắm bình minh và nhâm nhi một tách cà phê trên những quán cà phê phố cổ như cà phê Đinh trên phố Đinh Tiên Hoàng, cà phê Giảng, Lâm trên phố Nguyễn Hữu Huân… Buổi trưa, hãy chọn thử một món ăn phố cổ mà mình chưa từng thưởng thức như cá cuốn thịt ngõ Trung Yên, bún chả que tre ngõ chợ Đồng Xuân, lòng nướng gầm cầu, bánh tôm Hàng Bồ…


Dành cả buổi chiều để lang thang khu phố cổ, thăm Văn Miếu, hay các chùa hay làng hoa ở ngoại ô cũng là một lựa chọn không tồi cho ngày cuối tuần thảnh thơi. 


Làng cổ Đường Lâm ở Sơn Tây, chỉ cách Hà Nội khoảng 40 km là một trong số ít nơi còn lưu giữ vẻ đẹp của làng mạc Việt, từ ngôi nhà, bến nước, cổng làng, giếng nước tới sân đình cổ. 


Đường Lâm nổi tiếng với hàng trăm ngôi nhà đá ong truyền thống xây từ thế kỷ 17 với nghề truyền thống làm tương và món thịt ba chỉ nướng riềng ngon miễn chê. Cổng làng Mông Phụ với hai bên là ruộng lúa xanh mơn mởn và chùa Mía, đền thờ Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền cũng là những điểm đến không nên bỏ qua. 


Cách thủ đô Hà Nội 30 km theo quốc lộ 6, du khách cũng có thể lựa chọn hồ Quan Sơn làm chốn nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần. Hồ nước lớn với nhiều đảo nhỏ này luôn xanh mát và về mùa hè nở đầy những loài sen thơm, mang lại cho du khách sự thư thái trong tâm hồn. 


4.Làng Thổ Hà


5.Ninh Bình


Cách Hà Nội khoảng 100 km, du khách sẽ được tham quan một quần thể danh thắng xanh mướt vô cùng hấp dẫn: Ninh Bình. Điểm đến quen thuộc nhất là Tam Cốc – Bích Động và Tràng An, với lộ trình đi thuyền trên sông nước, khám phá các hang động tuyệt đẹp. Với những người thích tham quan chùa chiền, chùa Bái Đính mới và chùa cổ trên núi là điểm đến không thể bỏ qua. 


Ngoài các địa danh đã quá quen thuộc, bạn cũng có cơ hội khám phá những điểm đến vắng vẻ, hoang sơ hơn như nhà thờ đá Phát Diệm ở Kim Sơn, rừng Cúc Phương và nếm thử món thịt dê ngon miễn chê. Kênh Gà với suối khoáng nóng cũng nằm cách trung tâm Ninh Bình không xa.


6.Thung Nai


Chỉ với mức giá chưa đầy 400.000/người, bạn được lên thuyền đi thăm chợ nổi Thác Bờ, khám phá hang động và những hòn đảo xanh mướt, lại được thưởng thức món cá thiểu từ lòng hồ ngon miễn chê. 


Cách Hà Nội 70 km về phía Bắc, du khách có thể lựa chọn địa chỉ Tam Đảo, vườn quốc gia thuộc dãy núi trải rộng trên ba huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đại Từ (Thái Nguyên), và Sơn Dương (Tuyên Quang). Khí hậu nơi đây đặc biệt mát mẻ, có sương mù bảng lảng vô cùng lãng mạn.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013


Quán cháo cá Đoan Xồm nằm ở đoạn cuối phố Hàng Bông giao với Phùng Hưng. Không gian nhỏ, cũ kỹ,  ẩm thấp, đôi khi lại vất vả vì vấn đề xe cộ vậy mà quán vẫn đông khách và nức tiếng ở khu phố cổ này. Lí do vì “chỉ cháo cá ở đây mới dùng cá basa làm nguyên liệu chính, thơm ngon khác biệt hẳn”, nhiều khách ruột của quán khẳng định.


Quán bán từ chiều tối đến tận khuya. Giá cả cũng trung tầm 30.000-40.000/ bát cháo. Các món khác giá đắt hơn, từ 40.000 đồng trở lên.


Lòng tươi được cắt ra, cho vào bát, bỏ thêm rau thơm với cải cúc rồi múc từng muôi cháo đang bốc khói vào. Vậy là món lòng vẫn giữ được độ nóng hổi mà cháo thì thêm ngọt lịm. Thưởng thức cháo lòng theo cách này khiến ai một lần ăn cũng nhớ mãi.


Không chỉ vậy, miếng sườn thịt dày, mềm ngọt, cháo nấu vừa miệng, thú vị nhất là cuối niêu được vét lớp cháy dẻo dẻo, bùi bùi – bằng chứng cho việc cháo nấu niêu chứ không phải loại cháo “công nghiệp” luôn có sẵn. Bởi vậy mà cháo sườn cũng trở thành thương hiệu của quán trà này.


Cháo sườn ở đây nấu cầu kỳ, mất thời gian nên khá đắt – khoảng 60.000 – 70.000 đồng/niêu cho một người ăn.


Thưởng thức cháo ở đây khách không lo chuyện “trai chỉ chạy qua cho có”, bởi bạn có thể mục sở thị thịt trai đã chế biến chất thành “núi”. Mỗi một bát cháo, chủ quán bốc cả vốc trai cho vào, nhìn rất đã mắt. Với khối lượng trai ấy, chắc chắn chất lượng món cháo cũng đậm đà hẳn. Song nhiều người vẫn nhận xét, cháo trai ở đây về độ thơm ngon không vượt trội, chỉ là thích hợp với những ai có gu ăn "dỗ mồi".


Dù thế nào thì việc là quán cháo trai Trần Xuân Soạn đông nhất, nổi tiếng nhất và đắt nhất Hà Nội vẫn là điều không thể phủ nhận. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng xứng đáng để bạn phải khám phá.


Ở đây không chỉ nổi tiếng là cháo gà ngon mà còn trứ danh vì bởi... giọng chửi của bà chủ quán. Được liệt vào danh sách quán chửi "có số có má" ở Hà Nội, quán cháo bà Mỹ ở Lý Quốc Sư đã có thâm niên hơn 20 năm. Mặc dù đến đây khách hàng được coi là "thượng đế" nhưng phần vì tô cháo thơm ngon, phần vì nhiều người tò mò xem "bà Mỹ chửi như thế nào?" mà quán vẫn tấp nập, đông khách mỗi ngày.


Bà Mỹ từng bật mí rằng, cháo ở đây được nấu bằng loại gạo ngon, thêm cả gạo nếp hương vào cho thơm và có độ sánh. Hạt gạo để nguyên, không giã, nấu thật nhừ cho đến khi nước cháo dềnh lên vì nhựa, không đặc quánh như dạng cháo bột. Cháo được ninh bằng rất nhiều nước xương gà. Khi nấu, lửa than lúc nào cũng rực hồng, nồi cháo bốc hơi nghi ngút. Cháo đã nguội thì bỏ đi chứ không bao giờ hâm lại.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012


Đầu tiên phải kể đến phố nhậu Phùng Hưng. Phùng Hưng là con phố đầu tiên ở Hà Nội chuyên kinh doanh lẩu đêm, phục vụ những thực khách có nhu cầu nhậu khuya.


Những hàng lẩu ở Phùng Hưng phục vụ từ sáng sớm tới tận đêm khuya cho đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Thêm vào đó là giá cả phải chăng, thực khách chỉ cần bỏ ra khoảng 300.000 đồng cho một nồi lẩu đầy đặn là đã có thể ngồi nhậu hàng giờ bên bạn bè.



Tuy nhiên, tại phố lẩu vẫn xảy ra tình trạng nhân viên tràn xuống đường lôi kéo khách. Và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một điều bạn cần lưu ý trước khi chọn Phùng Hưng làm điểm đến.


Đầu phố Hàng Bồ, đoạn từ ngã tư phố Hàng Đào đến ngã tư Hàng Cân - Lương Văn Can ban ngày nổi tiếng là con phố chuyên bán kim, chỉ, kéo và các phụ liệu ngành may. Còn khi phố đã lên đèn thì nơi đây như chợ mực nướng. Mực đủ kiểu, đủ kích cỡ và hàng quán cũng đa dạng. Khách hàng có thể ngồi trong nhà, ngồi ghế nhựa ngay ngoài cửa hoặc ngồi chiếu ngay trên vỉa hè.


Đồ nghề của người bán hàng cũng được giản lược tối đa nhằm phù hợp với không gian phố cổ nhỏ hẹp và để nới rộng diện tích cho khách ngồi. Chỉ với một lò than đỏ hồng, một mẹt hay giá mực khô được xếp sẵn và vài chiếc chiếu trải trên vỉa hè là đủ cho một cửa hàng nhậu đi vào hoạt động. Phố hoạt động hàng ngày, thường bắt đầu từ 21h tối hôm trước đến tận 3h - 4h sáng hôm sau.


Chạy dọc theo chân cầu Long Biên, kéo dài từ phố Trần Nhật Duật đến phố Phùng Hưng là phố Gầm Cầu. Con phố nhỏ này cũng có hai cuộc sống khác hẳn nhau giữa ngày và đêm. Vào ban ngày, ở đây là những cửa hàng bán giày dép. Nhưng khi mặt trời tắt nắng thì dọc cả phố là những quán đồ nướng thơm lừng, hấp dẫn.


Ở đây có khá phong phú các loại nguyên liệu như: lòng, dạ dày, tràng, cổ hũ, nầm… Tất cả đều được làm sạch rồi tẩm một chút cay cay của sa tế, ngọt ngọt của đường nâu, thơm thơm của ngũ vị hương sao cho hương vị đậm đà, khi nướng dậy mùi thơm ngon.


Để tạo nên sự khác biệt so với những “đàn anh, đàn chị” đi trước, các hộ gia đình kinh doanh ở phố Gầm Cầu đã sáng tạo ra thứ đồ nướng tẩm mật ong vàng ruộm, quyến rũ, tạo nên thương hiệu “đồ nướng Gầm Cầu”.


Còn gì thú vị hơn là sau một ngày làm việc vất vả lại được quây quần bên bạn bè, nhâm nhi ly rượu đế quê thơm nồng, nhắm cùng những miếng lòng, dạ dày nướng ngả màu nâu óng ả, giòn giòn sần sật, cay cay ngọt ngọt chứ?

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012


Không khí bốc mùi ẩm mốc, rác thải bừa bãi sát đường tàu là những cảm nhận chung đầu tiên về khu ổ chuột lọt thỏm giữa một thành phố công nghiệp hiện đại. Đây là một khu dân cư tạm bợ, bất hợp pháp, là nơi cư trú chủ yếu của những người lao động tứ phương nghèo khổ không có nhà. Họ kiếm sống bằng việc lượm đồng nát, thu nhặt rác từ khu tái chế gần đường tàu Senen.


Hiểm họa tới hàng ngày với những chuyến xe lửa đi qua nhưng cuộc sống bấp bênh vẫn diễn ra tự nhiên. Giặt giũ, nấu ăn, phơi phóng, giải trí, chơi đùa ngay trên đường ray, tàu đến họ rời đi, tàu qua họ lại quay lại. 



Theo thống kê của các nhà chức trách, có tới 70% lều ở đây là tự xây dựng từ tranh tre, vách nứa, đồ bỏ đi, trong đó hơn 32% không đủ diện tích tiêu chuẩn cho người sống (<7m2). Thêm vào đó, sự ô nhiễm rác thải, tiếng ồn, thiếu điều kiện y tế - giáo dục, tình trạng mất vệ sinh đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng của không ít cư dân địa phương.


Tuy nhiên, một nghịch lý là những người sống nơi đây không mấy khó chịu về điều kiện. Đơn giản là vì mức thu nhập họ không đủ trang trải cho những chi phí điện, nước huống chi là nhà ở. 


(Nguồn: Daumaytoaxe forum).



Ảnh một người phụ nữ đang chuẩn bị đồ nấu lẩu phục vụ hàng ăn trên phố Phùng Hưng. (Nguồn: Daumaytoaxe forum).


(Nguồn: Afamily).


Xem bài viết đầy đủ

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012


Hi sushi - Phố Phùng Hưng


Cách đây khoảng 2 năm, có thể nói quán nhỏ Hi Sushi trên phố Phùng Hưng đã là nơi thổi cơn gió đầu tiên mang tên món Nhật giá rẻ vào đất Hà Thành. Ngày ấy, trung bình mỗi miếng sushi ở đây chỉ khoảng 3.500 đồng – cái giá không tưởng đối với một đặc sản Nhật Bản nổi tiếng. Nên ngay khi mở ra không lâu, nơi này đã được các teen hưởng ứng nhiệt tình.


Bánh xèo Nhật 35.000 đồng – Ngọc Hà


Đi sau Hi sushi nhưng quán này lại có những món Nhật giá rẻ thú vị hơn nhiều. Đúng như cái tên, điểm nhấn của quán là món bánh xèo Nhật Bản giá 35.000 đồng. Ngoài ra còn có các món nổi bật khác như bánh nướng nhân bạch tuộc, mỳ lạnh, thịt cuộn trứng... hương vị đều ngon và mới mẻ, cũng với mức giá trung bình khoảng 50.000 đồng/món. Nhờ thế, tuy nằm trong một ngõ nhỏ phố Ngọc Hà song tiếng tăm của quán đã nhanh chóng lan tỏa trong giới teen.


Món ngon Nhật Bản - Phố Trấn Vũ


Mở chừng hơn nửa năm nay nhưng tiệm này đã nhanh chóng là địa chỉ quen thuộc cuộc các bạn trẻ Hà Thành. Lấy tên “Bánh xèo Nhật bản” nhưng thực chất tiệm này phục vụ cả món Nhật lẫn món Hàn.


4. Aozora - Sushi 8.000 đồng - Phố Thụy Khuê


Đây chắc chắn là đối thủ cạnh tranh rất lớn với tiệm Hisushi phố Phùng Hưng. Ở đây cũng chuyên về các món sushi, giá cả rất cạnh tranh - 8.000 đồng/chiếc trở lên. Ngoài ra, không gian nhà hàng được thiết kế khá xinh xắn, trẻ trung, đúng phong cách Nhật Bản từ cửa vào cho đến bên trong, rất dễ được lòng các thực khách teen. Điểm thua kém duy nhất là nhà hàng không nằm ở vị trí trung tâm bằng Hisushi, nhưng thay vào đó nó lại rất gần với các "thần dân" trường cấp 3 Chu Văn An.


5. Cơm cuốn Hàn Quốc GimBab - Phố Ngọc Khánh


Đây là một nhà hàng Hàn Quốc khá nổi tiếng và quen thuộc với dân công sở quanh phố Ngọc Khánh. Nhà hàng này nhỏ và giản dị nhưng rất đông khách. Đặc biệt là vào các buổi trưa, gần như lúc nào cũng tấp nập người ra kẻ vào như trảy hội. Có lẽ lí do chính đáng nhất là vì giá quá rẻ. Một đĩa gimbap với khoảng 10 miếng cơm cuốn chỉ có giá 30.000 đồng, hoặc một niêu cơm trộn đầy ắp cũng chỉ có giá 70.000 đồng. Nói tóm lại, nếu đi 2 người thì chỉ khoảng 150.000 đồng là các bạn có thể ra về với cái bụng no căng.

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online