Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Tuân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Tuân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013


Ngay khi các teen Hà Thành “bắt sóng” được món lạ, hấp dẫn mà giá rẻ, bánh tráng nướng đã trở nên rất "hot". Bằng chứng là buổi chiều nào cũng vậy, kể cả những hôm thời tiết oi nóng, tiệm bánh tráng nướng phố Hàng Tre vẫn đông khách từ lúc mở cửa cho tới khi tối muộn. Quán cũng phải bổ sung từ 1 đầu bếp lên thành 3 đầu bếp mới phục vụ kịp cho số lượng khách.


Bánh tráng nướng của quán này có nhiều vị cho bạn lựa chọn. Ngon và đắt nhất là bánh thập cẩm, đầy đủ trứng, pho mai, xúc xích, bò, gà, hải sản, giá 25.000 đồng. Rẻ nhất là bánh tráng nướng chỉ có hành với pho mai giá 10.000 đồng.


Bánh tráng trộn là món ăn của Tây Ninh, cũng chỉ mới bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội được khoảng 1 năm trở lại đây. Bánh tráng trộn đơn giản là bánh tráng mỏng cắt nhỏ trộn cùng loại xoài ương ương thái sợi, thêm nữa có thịt bò khô loại cay, vài ba quả trứng chim cút, mấy chiếc bánh phồng tôm cùng rau sống, hành phi, lạc, kiểu những món trộn nộm quen thuộc.


Chế biến không quá phức tạp nhưng vẫn lạ miệng, dễ hợp khẩu vị nên hiện nay, bánh tráng trộn bắt đầu có mặt trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Địa chỉ tiên phong là mộtquán nhỏ xíu ở phố Ngọc Hà. Tiệm này giờ chuyển sang Hoàng Cầu, cạnh hồ Đống Đa, chỉ bán vào buổi tối. Sinh sau đẻ muộn có các quán ở Hàng Tre, Hàng Trống, Lý Quốc Sư…  Bánh tráng trộn những nơi này cũng ngon, và nhờ vị trí trung tâm nên đã sớm hút khách.


Quả vậy, những quán Hà Nội bán bánh tráng thịt heo chưa nhiều mà không phải nơi nào cũng có mắm nêm ngon chuẩn. Ở phố Ngụy Như Kon Tum từ lâu có một nhà hàng mang tên Con đường đặc sản nổi tiếng với món ăn này. Nhiều khách đánh giá mắm nêm tại đây thơm cay, đậm đà, đúng vị. Ngon nhưng bánh tráng thịt heo ở đây giá không rẻ - 90.000 đồng/suất, chỉ vỏn vẹn chưa đầy 10 miếng thịt ba chỉ thái khá mỏng.


Hiện tại, Hà Nội đã xuất hiện thêm một số địa chỉ bánh tráng thịt heo như quán Hoàng Bèo ở Nguyễn Tuân. Chất lượng cũng như độ ngon chuẩn ở đây chỉ đạt điểm trung bình nhưng ưu điểm là giá rất mềm, chỉ khoảng 35.000 – 40.000 đồng/suất. Ngoài ra, còn có các quán bánh tráng thịt heo ở phố Trúc Khê, hay phố Tô Hiến Thành. Giá cũng dao động từ khoảng 50.000 – 100.000 đồng/suất.


Một số người thường đánh đồng bánh tráng Trảng Bàng với bánh tráng thịt heo. Nhưng bánh tráng Trảng Bàng điểm đặc biệt không chỉ ở nước mắm nêm mà còn ở chính thứ bánh tráng phơi sương vừa dày vừa dai khác biệt. Ngoài ra, nước mắm nêm tuy cũng đậm đặc dậy mùi nhưng có vị ngọt đặc trưng của miền Nam. Thịt heo cũng thường được chọn là thịt chân giò chứ không phải ba chỉ. Nhìn chung, nếu sành ăn bạn sẽ vẫn phát hiện ra nhiều điểm khác nhau cơ bản của 2 món này.


Tại Hà Nội, ban đầu nhiều người biết đến một quánbánh tráng Trảng Bàng ở phố Chùa Láng. Món mới lạ, giá vừa phải nên thời điểm đó, quán khá đắt khách. Nhưng sau đó khi các nhà hàng miền Tây mọc lên ngày một nhiều, thực khách có sự so sánh thì quán này đã giảm độ “hot”. Có thể điểm danh thêm một số địa chỉ nữa như Quán ngon miền Tây ở phố Văn Cao, quán Bánh Tráng Bàng trên phố Phó Đức Chính, quán Hồng Yên trên đường Âu Cơ.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013


Phố Hàng Điếu, dài 280 mét nằm trong khu phố cổ Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm, kéo dài từ đầu phố Hàng Gà tới phố Đường Thành. Phố nguyên là đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long xưa.


Vén mây nhìn xuống cũng say thuốc lào


Bên trong đền Hỏa Thần đã xuống cấp nhiều


Đền này được xây dựng năm 1838 với quy mô nhỏ, tới năm 1841 được mở rộng. Trong đền có đặt 1 quả chuông lớn, dùng để báo động khi xảy ra hỏa hoạn. So với nhiều ngôi đền khác ở Hà Nội, đền Hỏa Thần là 1 di tích lớn và đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa vào năm 1996.


Đoạn cuối phố Hàng Điếu


Những năm đầu thế kỷ 20, Hàng Điếu còn có 1 số nhà in mở ra, trong đó nổi tiếng phải kể đến nhà in Nhật Nam. Đây là địa chỉ quen thuộc của các tác giả nổi tiếng văn học Việt Nam thời đó như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân….


Hòa Bình lập lại sau năm 1954, Hàng Điếu lại sống với nghề sửa chữa đồ da, cắt lốp xe làm dép, khâu chậu, thùng, xô, có 1 số nhà đóng dép xăng-đan…


Dọc phố ngày nay có nhiều cửa hàng bán mứt sen, ô mai, các loại bánh cốm, bánh xu xê phục vụ cưới hỏi…


Dọc phố ngày nay có nhiều cửa hàng bán mứt sen, ô mai, các loại bánh cốm, bánh xu xê phục vụ cưới hỏi…

Xem bài viết đầy đủ


Phố Hàng Điếu, dài 280 mét nằm trong khu phố cổ Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm, kéo dài từ đầu phố Hàng Gà tới phố Đường Thành. Phố nguyên là đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long xưa.


Vén mây nhìn xuống cũng say thuốc lào


Bên trong đền Hỏa Thần đã xuống cấp nhiều


Đền này được xây dựng năm 1838 với quy mô nhỏ, tới năm 1841 được mở rộng. Trong đền có đặt 1 quả chuông lớn, dùng để báo động khi xảy ra hỏa hoạn. So với nhiều ngôi đền khác ở Hà Nội, đền Hỏa Thần là 1 di tích lớn và đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa vào năm 1996.


Đoạn cuối phố Hàng Điếu


Những năm đầu thế kỷ 20, Hàng Điếu còn có 1 số nhà in mở ra, trong đó nổi tiếng phải kể đến nhà in Nhật Nam. Đây là địa chỉ quen thuộc của các tác giả nổi tiếng văn học Việt Nam thời đó như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân….


Hòa Bình lập lại sau năm 1954, Hàng Điếu lại sống với nghề sửa chữa đồ da, cắt lốp xe làm dép, khâu chậu, thùng, xô, có 1 số nhà đóng dép xăng-đan…


Dọc phố ngày nay có nhiều cửa hàng bán mứt sen, ô mai, các loại bánh cốm, bánh xu xê phục vụ cưới hỏi…


Dọc phố ngày nay có nhiều cửa hàng bán mứt sen, ô mai, các loại bánh cốm, bánh xu xê phục vụ cưới hỏi…

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012


4 giờ rạng sáng ngày 23/10,trong tiết trời hơi se lạnh của mùa thu Hà Nội, chúng tôi có mặt tại chợ ĐồngXa (Mai Dịch) và được chứng kiến bầu không khí nhộn nhịp của một trong những khuchợ rạng sáng lớn nhất quận Cầu Giấy.


Các tiểu thươngcũng không yêu cầu khách hàng mua với số lương lớn. Dù chỉ là mớ rau, con cáthì họ cũng sẵn sàng chiều lòng “thượng đế”. Bởi vậy, chợ


Đang mua hàng của chị Thủy là chịMai (Khu đô thị mới Dịch Vọng) cùng gần chục khách hàng khác. Chúng tôi thấytrên tay của Mai là một giỏ thực phẩm gồm khoảng 0,5 kg thịt bò; 0,5 kg xương ống;0,5 kg thịt lợn nạc; 1 quả bí xanh; một vài quả thanh long; cà chua và một vàinhánh hành lá…. Vợ chồng chị Mai có 2 đứa con, đã gần một năm nay, chị vẫn thườngdậy sớm để đi chợ mua thực phẩm cho gia đình dùng cả ngày.


Rời chợ Đồng Xa, chúng tôi ghéqua chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa). Không khí ở đây còn nhộn nhịp hơn cả chợ Đồng Xa. Làngười có “thâm niên” đi chợ sớm Ngã Tư Sở đã 4 năm nay, bà Nguyễn Thị Thơm (58tuổi, phố Nguyễn Tuân, Thanh Xuân) cho biết:


Có thể nói, việc đi chợ vào buổirạng sáng mỗi ngày đang là xu hướng lựa chọn thông minh của nhiều chị em nội trợtrong tình hình kinh tế khó khăn như hiện tại. Chỉ cần tranh thủ đi chợ buổisáng sớm trước khi đi làm là họ có thể mua được những thực phẩm, rau quả tươingon cho gia đình và không sợ bị “chặt chém” như ở các chợ họp vào ban ngày vàcác chợ cóc trên địa bàn thành phố.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012


Bãi biển Vàn Chải


Bãi biển Hồng Vàn


Như những gì nhà văn Nguyễn Tuân từng miêu tả, cảnh hoàng hôn trên biển Cô Tô đẹp hùng vĩ, yên bình như một bức tranh cuộc sống. Bầu trời chuyển từ xanh sang hồng, vàng cam rực rỡ rồi tím biếc. Mặt trời đỏ ối từ từ lặn xuống sau những dãy núi xanh thẫm cuối đường chân trời, hắt xuống mặt biển ánh vàng lấp lánh. Xa xa, thuyền của những người dân chài lưới trở về từ biển, trẻ con hồn nhiên tắm, người lớn lụi cụi nấu ăn ngay mạn thuyền...


Bình minh trên vịnh biển Cô Tô


Hoàng hôn Cô Tô


Con đường lên ngọn hải đăng


Ngọn hải đăng Cô Tô


Khung cảnh hùng vĩ nhìn từ ngọn hải đăng

Xem bài viết đầy đủ

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012


Ngoài ra, quán trông tuềnh toàng song mùa hè cũng điều hòa chạy mát rượi cả ngày, bát đũa, gia vị nước chấm đều khá bảo đảm vệ sinh. Vì thế, phải bỏ thêm 5.000 đồng so với tiệm kế bên, nhiều người cũng sẵn sàng “hào phóng”.


Mọi người chắc không còn xa lạ với thứ phở cuốn “kinh điển” của làng Ngũ Xã. Vậy thì phở cuốn cá cũng được sáng tạo trên nền tảng ấy. Nghe cái tên chắc bạn đã đoán ra điểm khác biệt cơ bản.


Còn để so sánh về độ thơm ngon thì quả là khó. Phở cuốn cổ điển có vẻ đậm đà, dậy mùi nhờ thịt bò xào. Riêng phở cuốn cá nơi này lại vui miệng hơn nhờ cá rô phi giòn giòn cùng các loại củ tươi thái sợi chua chua, mát mát. Nước chấm ở đây có vẻ pha chế ngọt hơn để hợp gu với phở cuốn cá.


Tóm lại, cùng một nền tảng phở cuốn song phở cuốn cá cầu kì hơn chút xíu, hương vị tuy không được đánh giá là ngon hơn song cũng đỡ nhàm, khác lạ, vui miệng hơn. Ngoài ra, phở cuốn cá có thể làm món bổ sung để bữa bún cá ấm bụng mà phong phú, lại giúp nhóm bạn lai rai, trò chuyện với nhau rôm rả hơn.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012


Nguyễn Tuân không phải là con phố chuyên về ăn uống, song với những ai sống quanh đây thì đều biết nơi này có một hàng bún cá gia truyền khá đông khách. Đó là quán ăn với cái tên rất mộc – Bún cá cô Hằng. Một số khách sành ăn và là “thổ địa” khu này cho biết ở đây có 2 tiệm bún cá đều đắt hàng như tôm tươi, song “Bún cá cô Hằng” mới là quán tiên phong. Quán này tuy giá cả nhỉnh hơn chút xíu – 25.000 đồng/bát nhưng vẫn được lòng nhiều thực khách bởi bát bún chất lượng: đầy đặn, nước canh ngọt, cá rô phi nhiều mà tươi nên miếng rất ngọt, giòn giòn mềm mềm chứ không bị cứng hay bở, nhạt thếch. Ngoài ra, quán trông tuềnh toàng song mùa hè cũng điều hòa chạy mát rượi cả ngày, bát đũa, gia vị nước chấm đều khá bảo đảm vệ sinh. Vì thế, phải bỏ thêm 5.000 đồng so với tiệm kế bên, nhiều người cũng sẵn sàng “hào phóng”.


Mọi người chắc không còn xa lạ với thứ phở cuốn “kinh điển” của làng Ngũ Xã. Vậy thì phở cuốn cá cũng được sáng tạo trên nền tảng ấy. Nghe cái tên chắc bạn đã đoán ra điểm khác biệt cơ bản. Nếu như phở cuốn “cổ điển” được cuốn chung với thịt bò xào, rau mùi, thơm, xà lách thì loại phở cuốn phiên bản mới này lại được kết hợp với cá rô phi rán, cũng đi kèm các loại thơm mùi nhưng có thêm cà rốt, dưa chuột, xoài xanh thái sợi và một thứ rau không bao giờ tách rời với cá – rau thì là.


 Phở cuốn cá


Tóm lại, cùng một nền tảng phở cuốn song phở cuốn cá cầu kì hơn chút xíu, hương vị tuy không được đánh giá là ngon hơn song cũng đỡ nhàm, khác lạ, vui miệng hơn. Ngoài ra, phở cuốn cá có thể làm món bổ sung để bữa bún cá ấm bụng mà phong phú, lại giúp nhóm bạn lai rai, trò chuyện với nhau rôm rả hơn.



Địa chỉ: Bún cá cô Hằng, 90 và 98 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online