Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ Đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013


Các loại hình hiện vật gồm tranh, tượng Phật, vật liệu kiến trúc chùa tháp, đồ thờ cúng, bia ký... được chia nhóm theo lịch đại: nhóm thời Lý - Trần, nhóm thời Lê sơ - Mạc, nhóm thời Lê trung hưng - Tây Sơn và nhóm thời Nguyễn. Đặc biệt, trong số hiện vật đưa ra trưng bày có chiếc trống đồng Cảnh Thịnh (1800) là một trong 11 bảo vật quốc gia vừa được công nhận. Một số hiện vật khác cũng rất đáng chú ý là đầu tượng Phật Đồng Dương, tượng Phật thuộc văn hóa Óc Eo, trang trí kiến trúc chùa Phật tích.


 Gần 200 tài liệu, hiện vật được trưng bày trong chuyên đề Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, 25 Tông Đản, Hà Nội.



 Các hiện vật được chia thành 5 thời kỳ lịch sử, gồm: Giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên, thời Lý - Trần, thời Lê sơ - Mạc, thời Lê Trung Hưng - Tây Sơn và thời Nguyễn. Các hiện vật giúp du khách có những hiểu biết khái quát về nguồn gốc du nhập và lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam.


 Tượng Phật Thích ca nhập niết bàn được làm bằng chất liệu gỗ sơn son thiếp vàng thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17-18, được lưu giữ tại chùa Chèm, Từ Liêm, Hà Nội.


 Chuông đồng thời Trần thế kỷ 13-14, được lưu giữ tại chùa Vân Bản, Đồ Sơn, Hải Phòng.


 Mô hình tháp thờ Phật (phải) và gạch trang trí hình tháp được làm bằng đất nung có từ thời Đinh - Tiền Lê thế kỷ 10-11.


 Trống đồng Cảnh Thịnh, thời Tây Sơn năm 1800 lưu giữ tại chùa Nành, Ninh Hiệp, Hà Nội - bảo vật quốc gia Việt Nam.


 Khánh được làm bằng đồng thời Nguyễn, thế kỷ 19 lưu giữ tại chùa Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Khánh là một trong những loại nhạc khí.


 Những hình tượng phật giáo này giúp chúng ta nhìn thấy được bản sắc dân tộc, về một nền văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa ấy có sự đối sánh với văn hóa Chămpa, Chân Lạp… qua đó, thấy được nghệ thuật của Việt Nam có tính chất hướng nội. Và sự hướng nội ấy đã nói lên tinh thần của người Việt Nam là đầm ấm, đoàn kết, thương yêu.


 Tượng phật Adiđà được làm bằng gỗ sơn son thếp vàng, có từ thời Nguyễn thế kỷ 19.


 Kéo dài đến hết tháng 8/2013, phòng trưng bày “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam” giúp công chúng tham quan hiểu thêm về những giá trị của văn hóa Phật giáo Việt Nam, qua đó góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh văn hóa dân tộc.


 Đầu tượng Bồ Tát được làm bằng đá cát có từ thời văn hóa Chăm Pa thế kỷ 10, được lưu giữ tại Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam.


 Tượng thiên thần kinnarl được làm bằng đá cát có từ thời Lý năm 1066, được lưu giữ tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh.


 Tượng khỉ được làm bằng đá cát, có từ Thời Lý thế kỷ 12, được lưu giữ tại Ý Yên, Nam Định.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013


Do thời tiết có mưa cùng với không khí lạnh giá, những hoạt động lễ nghi thường niên của ngày khai hội dường như cũng phải khá khó khăn để hoàn thành do không khí quá chật trội và bức bối. Toàn bộ khu vực chùa Thiên Trù bị kẹt cứng. Du khách hầu như không thể di chuyển. Hầu hết những du khách đều phải “đội mưa” tham dự lễ khai hội.


Cổng vào cáp treo kẹt cứng du khách


Mùa lễ hội năm 2013, vấn đề an toàn, vệ sinh, thực phẩm là một công tác trọng điểm được đặc biệt xử lý. Khác với các năm trước, lực lượng cảnh sát môi trường đã được huy động về khu di tích Hương Sơn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong thực tế lực lượng vẫn còn mỏng và xảy ra nhiều hình ảnh phản cảm đối do ý thức kém của những người đi trảy hội, lực lượng buôn bán trong khuôn viên quần thể di tích Chùa Hương.


Du khách thản nhiên nghỉ ngơi, ăn uống trước cửa đền Trình


Biển cấm cúng thịt, rượu vàng mã


Du khách thản nhiên ăn uống ngay cạnh biển cảnh báo "nơi tôn nghiêm không ngồi ăn uống"


Một du khách nằm ngủ ngay cạnh rác trong đền Trình


Theo ông Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức - Trưởng ban tổ chức lễ hội Chùa Hương cho hay, tính tới hết ngày mùng 5 Tết, đã có trên 11 vạn du khách về lễ chùa. Trong đó, tính riêng ngày mùng 5 Tết tức 14/2, Ban tổ chức đã bán hơn 4,3 vạn vé cho du khách về tham quan.


Thịt thú rừng, cảnh xẻ thịt công khai vẫn diễn ra đầy phản cảm


Thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bày bán lan tràn dọc đường


Tình trạng xả rác bừa bãi, tràn lan của cả người buôn bán lẫn du khách trẩy hội

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013


Lễ hội Lồng Tồng ở huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang)


Lễ hội Núi Bà Đen (Tây Ninh)


Quang cảnh rước kiệu vua Quang Trung trên đường phố trước khi tiến vào gò Đống Đa (Hà Nội)


4. Hội đua thuyền Tịnh Long(huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), khai hội 5 tháng Giêng


5. Lễ hội chùa Hương  (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), khai hội mùng 6 tháng Giêng


6. Lễ hội Yên Tử(thành phố Uông Bí, Quảng Ninh), khai hội 10 tháng Giêng


7. Lễ hội Cầu Ngư  (huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế), khai hội 11 tháng Giêng


8. Lễ hội Lim(huyện Tiên Du, Bắc Ninh), khai hội 13 tháng Giêng

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013


Đã thành thông lệ, cứ vào những ngày đầu năm mới, hàng triệu Phật tử và du khách từ bốn phương lại nô nức kéo về trẩy hội Chùa Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội), về với miền đất Phật, nơi Quan Thế Âm Bồ Tát tu hành để dâng lên Người nén hương cùng lời nguyện cầu cho một năm mới bình an.


Hội vật làng Sình tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Giêng hàng năm. Với truyền thống hơn 200 năm, Hội vật làng Sình đã trở thành một lễ hội văn hóa - thể thao đậm nét miền đất cố đô và vẫn được duy trì cho tới ngày nay.


Lễ hội núi Bà Đen (còn được gọi là Lễ hội Linh Sơn Thánh Mẫu) tại Tây Ninh được diễn ra vào hai dịp trong năm. Một là từ ngày 10-15 tháng Giêng Âm lịch. Hai là vào ngày 5-6 tháng Năm Âm lịch.


Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh) để tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc.


Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội tiêu biểu của đất nước, tưởng nhớ và suy tôn An Dương Vương Thục Phán, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa. Lễ hội Cổ Loa diễn ra tại làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, từ ngày 6 đến 16 tháng Giêng Âm lịch.


Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên lễ hội được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009.


Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng giêng âm lịch làng La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại tổ chức lễ hội rước “ông” lợn. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của làng. Tất cả các thôn xóm trong làng đều sửa lễ để ra đình cúng tế một vị thần hoàng làng, nguyên là một bộ tướng dưới thời vua Hùng có công dẹp giặc. Lễ vật của mỗi xóm là một “ông” lợn to và đẹp nhất, được mổ và để nguyên con sau đó trang trí thật đẹp mắt, được đưa vào đình cúng tế và dự thi. Lễ cúng bắt đầu từ 20h30 cho đến đêm.


Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vào 8h sáng, hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần cây số.


Lễ hội chọi trâu ở xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc được mở hàng năm vào ngày 17 tháng Giêng, là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, Sông Lô - Vĩnh Phúc để tổ chức đánh giặc.


Lễ hội Xên Mường (cúng Mường) là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Thái nhằm tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra mường, (cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh sống), cầu mong cho người Thái được ấm no, hạnh phúc.


Trong năm, người Hà Nhì ở bản Mé Gióng, xã Ka Lăng (Mường Tè, Lai Châu) có rất nhiều lễ tết, nhưng tưng bừng, nhộn nhịp hơn cả phải kể đến lễ Cấm bản (gạ ma thú), diễn ra vào trung tuần tháng 2. Trong thời gian 5 ngày, bà con thực hiện 14 lễ nghi. Sau các buỗi lễ, các gia đình đều nhiệt tình mời khách về gia đình mình thưởng thức rượu ngô nếp thơm lừng, cơm nếp đồ, bánh dầy.


Đã từ bao đời nay, lễ hội Cá Ông (còn được gọi là lễ tế Cá Voi, lễ cầu ngư) là lễ hội lớn nhất của ngư dân thành phố Đà Nẵng. Thờ phượng Cá Ông ở đây không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá. 'Ông' là tiếng gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá thường giúp họ vượt nạn khi lênh đênh trên biển cả.


Hội Gióng Phù Đổng là hội làng truyền thống tưởng nhớ công đức của vị Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), được tổ chức thường niên tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương”. Đây là một lễ hội đặc sắc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013


Hồ Quan Sơn nằm chạy dài theo hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, trên các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn của huyện Mỹ Đức (Hà Nội), và lan một phần nhỏ sang huyện Kim Bôi (Hòa Bình).



Hồ nằm cách Hà Nội khoảng 50 km, men con đường đi Chùa Hương...


Hồ rộng khoảng 850 ha, chứa trong mình gần 100 ngọn núi đá vôi. Chính vì vậy mà hồ Quan Sơn được mệnh danh là "Hạ Long trên cạn".


Những con đò sẵn sàng chở khách đi du ngoạn lòng hồ, tham quan chùa Hàm Long, Linh Sơn Tự, Ngọc Linh Tự, Bàn Long Tự, Thung Phật...



Nước hồ trong xanh, vô cùng sạch nên dân làng thường mang quần áo ra giặt…


Và cây cầu nhỏ vắt vẻo ngay phía trên “con đường nước”…


Sự hấp dẫn của du lịch Quan Sơn là cái đẹp tự nhiên, thuần phác đến mức hoang sơ.


Đến Quan Sơn, du khách sẽ được các thuyền nhỏ chở đến leo núi thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên, thực vật ở các đỉnh núi đá: Hòn Mê, Mõm Nghé, Đá Bạc, Quai Chèo... hoặc Cửa Thung Voi Nước, núi Bàn Cờ, Hoa Quả Sơn, núi Chim, Chùa Cao, núi Mối.

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online