Hiển thị các bài đăng có nhãn Hậu Lê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hậu Lê. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013


Chùa Nôm, tên tự là “Linh thông cổ tự” ngự ở làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) thuộc thiền phái Lâm Tế. Chùa trước đây là ngôi đại tự hoành tráng thuộc miền Kinh Bắc. Chùa nằm trong một quần thể di tích lịch sử gắn liền với quá trình thành lập làng Nôm. Đó là đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng.


Chùa được xây dựng từ hàng trăm năm trước. Hai tấm bia lớn đặt sau hậu cung ghi lại những tư liệu quý từ thời Hậu Lê, đời Chính Hòa, năm Canh Thân (1680) sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa.


Năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796), chùa xây thêm gác chuông và mở rộng hai dãy hàng lang. Nơi đây lưu giữ 122 pho tượng đất cổ. Đại đức Thích Đồng Huệ, trụ trì của chùa cho biết, thực tế, các bức tượng này đã được người dân trong làng đóng góp tu sửa sơn lại mới vào năm 1997 trước khi thầy về đây làm việc một năm.


Hơn 100 bức tượng gồm có Tam thánh, Tam thế, A Di Đà, Phật bà, Bát bộ kim cương, Thập bát la hán....


Nhiều nhất là các tượng Phật kích thước nhỏ xíu ngự trên các vách đất, hang đá của dãy núi nhân tạo giữa khuôn viên chùa.


Các trận lụt năm 1971, 1986 nhấn chìm nhiều nơi ở miền Bắc, trong đó có làng Nôm. Các pho tượng đất nơi đây vài lần bị ngâm lâu ngày nhưng vẫn nguyên vẹn mà không bị ảnh hưởng nhiều.


Các pho tượng đều ngồi, đứng trên một giá đỡ bằng đất với đủ các tư thế gầy, béo, hiền lành, dữ tợn…với nhiều kích cỡ khác nhau.


Các pho tượng có sức biểu cảm cao, mô tả trạng thái cảm xúc của con người.


Từ trang phục đến trạng thái của các pho tượng cổ đều được thể hiện trên nét mặt.


Lầu Quan Âm nằm ở giữa hồ nước như một đài sen nguy nga với cây cầu đá dẫn lối vào hình cánh cung mô phỏng cây cầu Nôm cổ.


Lối vào chùa với cây cầu đá 9 nhịp đầu rồng đã có từ hơn 200 trăm năm, bắc qua sông Nguyệt Đức.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012


Ngôi đình cổ 300 tuổi đang ở trong tình trạng rất "tồi tàn".


Ông Cao Văn Quỳnh - người giữ từ ngôi đình này hơn chục năm nay cho hay, đình Cam Thịnh thờ Thành Hoàng có công lớn với làng. Trong đình còn thờ cụ Cao Phúc Diễn, cụ sống vào thế kỷ 17 - người có công giúp dân làng giữ đất và lập ấp Cam Thịnh. Cụ Cao Phúc Diễn vốn người làng Cam Thịnh, làm quan trong triều Hậu Lê cùng thời với Đại sứ thần, Thám hoa Giang Văn Minh người ở làng bên. 


Vào bên trong đình, mọi người phải luồn lách vì sợ va vào cột chống mái đình sẽ sập bất cứ lúc nào.


Thanh xà bị mối mọt ăn khiến nó bị rơi xuống sàn ngôi đình.


Hiểm họa đang rình rập với lũ trẻ khi các em thường lui tới đây chơi đùa.

Xem bài viết đầy đủ


Ngôi đình cổ 300 tuổi đang ở trong tình trạng rất "tồi tàn".


Ông Cao Văn Quỳnh - người giữ từ ngôi đình này hơn chục năm nay cho hay, đình Cam Thịnh thờ Thành Hoàng có công lớn với làng. Trong đình còn thờ cụ Cao Phúc Diễn, cụ sống vào thế kỷ 17 - người có công giúp dân làng giữ đất và lập ấp Cam Thịnh. Cụ Cao Phúc Diễn vốn người làng Cam Thịnh, làm quan trong triều Hậu Lê cùng thời với Đại sứ thần, Thám hoa Giang Văn Minh người ở làng bên. 


Vào bên trong đình, mọi người phải luồn lách vì sợ va vào cột chống mái đình sẽ sập bất cứ lúc nào.


Thanh xà bị mối mọt ăn khiến nó bị rơi xuống sàn ngôi đình.


Hiểm họa đang rình rập với lũ trẻ khi các em thường lui tới đây chơi đùa.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012


TPO - Chùa Keo nằm ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.


Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định).




Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.


Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định).


Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình, về sau cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng).


Ban đầu, chùa được xây dựng tạm trên nền đất của làng. Năm Hoằng Định thứ 13 (1612), chùa được tu sửa hoàn chỉnh và có dáng dấp như ngày nay. Trong 400 năm tiếp theo, chùa nhiều lần được tu bổ lớn như vào các năm Cảnh Trị thứ 9 (1671), Chính Hoà thứ 25 (1704), Thành Thái thứ 7 (1896) và đặc biệt từ năm 1962 chùa Keo đã được nhà nước công nhận là tích lịch sử văn hoá, nên đã được tôn tạo nhiều lần.





Được khởi công xây dựng trước, kiến trúc chùa Keo Hành Thiện có ảnh hưởng rất lớn đến chùa Keo ở Thái Bình. Phía trước chùa có hồ bán nguyệt nước trong xanh, soi bóng tháp chuông mái cong uy nghiêm, thơ mộng.


Được khởi công xây dựng trước, kiến trúc chùa Keo Hành Thiện có ảnh hưởng rất lớn đến chùa Keo ở Thái Bình. Phía trước chùa có hồ bán nguyệt nước trong xanh, soi bóng tháp chuông mái cong uy nghiêm, thơ mộng.




Tuy không có gác chuông chồng diêm 3 tầng 12 mái đồ sộ như chùa Keo Thái Bình, gác chuông chùa Keo Hành Thiện cũng là một sự kết hợp hài hòa của kiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm, cao 7m50.


Dáng vẻ thanh thoát với mái cong, bờ cánh kẻ bảy uốn lượn. Phía dưới là 8 đại trụ và 16 cột quân được đặt trên đá tảng chạm khắc hoa văn cánh hoa sen nở.



Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp nhiều chuông khánh, văn bia cổ, hoàng văn phi đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo.


Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp nhiều chuông khánh, văn bia cổ, hoàng văn phi đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo.


Sau chùa là đền Thánh thờ Đức Thánh Tổ Đại pháp thiền sư Không Lộ, người chữa khỏi bệnh cho vua Lý Nhân Tông.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012


Sư tử đá canh cổng chùa. Sư tử gác chân lên quả cầu đá được đặt trên trụ đá với bề mặt chạm khắc biểu tượng hình hoa sen rất độc đáo.


Cầu đá là một công trình đồ sộ ở chùa Bút Tháp với 12 bức phù điêu đá chạm khắc nhiều họa tiết phong phú. Hoa văn trên chiếc cầu đá vô cùng tỉnh xảo với hình ảnh hoa lá, chim thú, tiên rồng nổi, đan xen vào nhau.


Bên cạnh cầu đá là bức tường đá cao 1,4m dài hàng chục mét. Họa tiết chủ đạo trên bức tường đá cổ là hoa sen và hoa cúc. Đây là mô típ thể hiện tính nhân văn của đạo Phật - Nho thời Hậu Lê. Hoa cúc là hiện thân tinh túy của người quân tử, còn hoa sen là biểu tượng tinh khiết thanh cao đạo Phật.


Tháp Bảo Nghiêm bằng đá cao đến 13,5m gồm 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ. Nhìn xa tháp như một cây bút khổng lồ vươn lên trời xanh.


Ở tầng dưới cùng của tháp Bảo Nghiêm có đến 13 bức chạm khắc đá với đề tài chủ yếu là các con thú linh thiêng. “Rồng chầu Hổ phục” chính là một trong những bức chạm khắc tiêu biểu ở tháp Bảo Nghiêm.


Trong vườn chùa có dựng lại hình tượng của một ngọn tháp cổ. Đây chính là ngọn tháp do thiền sư Huyền Quang cho dựng lên cao đến 9 tầng, với họa tiết hoa sen là chủ đạo vào cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV.


Bia tháp đá Tôn Đức dựng năm 1739.


Cầu thang dẫn lên gác chuông ở chùa Bút Tháp làm bằng loại gỗ lim cổ rất quý hiếm.


Một pho tượng Phật bằng gỗ tọa trên đài sen ở chùa Bút Tháp


Bức tượng gỗ Tây Thiên Đông Độ lịch đại tổ sư.


Tượng Phật Quan Âm bằng gỗ nghìn mắt nghìn tay hết sức điêu luyện, do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656, thời Hậu Lê. Tượng cao 3,7 m, ngang 2,1m, dày 1,15 m. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc.


Cây Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Bút Tháp. Tác phẩm hoàn toàn bằng gỗ này được dựng năm 1739. Cửu Phẩm Liên Hoa có bố cục 9 tầng, được đỡ ở các góc bởi cột chấn song con tiện. Tám mặt của 9 tầng đều chạm những bức phù điêu độ đáo.


Vẻ đẹp của ngôi chùa Bút Tháp giữa đất trời Kinh Bắc

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online