Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Thị Nhung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Thị Nhung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013


Trường Sa hồi mới giải phóng năm 1975, mọi thứ có vẻ tạm bợ, ngổn ngang và cảnh quan hoang vu trông giống sa mạc. Chẳng có lấy một công trình xây dựng nào kiên cố, một bóng cây xanh cũng không


Nhưng Trường Sa năm 1989 đã có nhiều nhà kiên cố và khang trang hơn, có sân bay và lác đác vài bóng cây. Nhờ những người lính đảo kiên trung, đảo Trường Sa Lớn đã bắt đầu nhen lên sức sống mới.


Với chiến lược phát triển cũng như sự quan tâm đầu tư lớn qua nhiều năm, Trường Sa Lớn ngày nay chẳng khác nào một khu nghỉ dưỡng cao cấp tráng lệ, kiêu hãnh giữa Biển Đông


Đảo Trường Sa Lớn nhìn từ trên cao long lanh như một viên ngọc.


Đảo Trường Sa Lớn nhìn từ trên từ máy bay.


Những người lính đảo kéo thuyền vào đảo An Bang.


Buổi chiều yên bình, hoàng hôn tuyệt đẹp đang buông xuống tạo khung cảnh nên thơ không thể có ở bất kỳ nơi nào.


Đảo Trường Sa Đông .


Những người lính biển luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc


Các chiến sĩ đọc những cánh thư trao gửi bao tin yêu từ đất mẹ.


Chị Lương Thị Tình, một người dân huyện đảo Trường Sa bên vườn cây nhà mình.


Lớp học của cô giáo Bùi Thị Nhung ở Trường Sa.


Cô giáo Nhung bên cạnh các em học sinh.


Cây Phong ba hiên ngang trên đảo.



Nhiều công trình xây dựng phục vụ cuộc sống tiện nghi cho con người như cấp điện mặt trời, phủ sóng điện thoại di động, mạng internet...đã có tại Trường Sa


Các công trình kiên cố, khang trang tô điểm thêm vẻ đẹp của đảo


Một góc đảo có âu tàu hướng ra đại dương xanh thẳm


Pin mặt trời được lắp đặt để cấp điện tại chỗ


Hạ tầng trên các đảo ngày một vững chãi, hoàn thiện


Hạ tầng trên các đảo ngày một vững chãi, hoàn thiện


Điện gió là nguồn năng lượng vô biên ở đây


Cuộc sống trên các đảo nhỏ cũng ngày một tốt hơn



Đường và bờ kè chạy quanh đảo


Đèn cao áp sáng trưng về đêm



Giữa trùng khơi nhưng không cô đơn


Nào, ngồi cho chắc để vào đảo nhé


Sóng càng lớn, càng dữ càng thương nhớ lắm Trường Sa ơi?


Buổi chiều tà trên biển


'Xóm nhỏ' ở Trường Sa


Quả bàng vuông đặc trưng ở Trường Sa


Tàu tiếp tế ghé đảo mang theo hơi ấm đất liền


Toàn cảnh đảo Trường Sa Lớn nhìn từ trực thăng


Trường Sa Lớn là trung tâm hành chính của huyện đảo Trường Sa - tỉnh Khánh Hòa.


Máy bay của Sư đoàn 370 hạ cánh xuống đường băng trên đảo Trường Sa lớn.


Chiến sĩ radar trực chiến giữ bình yên cho Trường Sa thân yêu

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012


Hình ảnh hạnh phúc của gia đình cô giáo Bùi Thị Nhung trong ngày lễ đầy tuổi của cháu Đặng Phương Nam.


Đại đức Thích Ngộ Thành, người vừa từ đất liền ra trụ trì chùa Trường Sa Lớn, trực tiếp đến nhà làm lễ  cho bé Nam.


Đại đức Thích Ngộ Thành làm lễ...



Gia đình nhỏ hạnh phúc của cô giáo Nhung ở Trường Sa Lớn.


Mẹ con chị Nhung.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012


Đảo Trường Sa Lớn hiện có hàng chục đứa trẻ của nhiều hộ gia đình đang sinh sống, học tập.


Cũng giống như ở đất liền, trẻ em đảo Trường Sa có khu vui chơi gồm mô hình nhà, xích đu, đu quay thú nhún... Ngôi nhà với chiếc cầu trượt được bọn trẻ mê tít. Chúng coi đó như chiếc tàu, rồi chia nhau đứa làm thuyền trưởng, đứa làm thủy thủ. Trẻ ở Trường Sa thân thiết như anh em một nhà, và bố mẹ của từng đứa gọi tất cả là con.


Bé Nguyễn Ngọc Trường Xuân (trái) được sinh bằng phương pháp đẻ mổ đầu tiên trên đảo Trường Sa nay đã gần 1 tuổi. Xuân là con chị Nguyễn Thị Thanh Thúy và anh Nguyễn Tấn Thi - đầu bếp cho các chiến sĩ trên đảo. Tên của cô bé ghép từ tên Trường Sa lẫn tên của hai bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc, Nguyễn Xuân Lãn - người thực hiện ca mổ đẻ đầu tiên trên đảo năm 2011.


Bé Đặng Phương Nam, con anh Đặng Thanh Chương và chị Bùi Thị Nhung cũng sắp sinh nhật lần thứ nhất. Đây là hai trong số hàng chục trẻ em được sinh ra và lớn lên ở đảo Trường Sa.


Lớp học trên đảo vì thế cũng ngày càng đông đúc. Hàng chục cháu nhỏ được ghép chung một lớp với nhiều cấp học khác nhau. Hàng ngày, trong trang phục lính Hải quân, những đứa trẻ tung tăng đến lớp để học văn hóa.


Bên cạnh con chữ, đạo làm người, bài học xuyên suốt năm tháng tuổi thơ của các bé là "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam". Do được dạy về tiết kiệm nước nên bé nào cũng biết khóa vòi nước khi đã lấy đủ và ngồi tắm trong chậu để tận dụng nước tưới cây.


Sau giờ học trên lớp, những đứa trẻ lại túm tụm ngồi nhà đọc sách, truyện tranh.


Hoặc khi rảnh rỗi thì đội mũ, vượt cái nắng đến chơi cùng chiễn sĩ. Những đứa trẻ ở đảo tâm sự, rất yêu quý các chú bộ đội bởi các chú luôn cho quà, dạy học và dạy hát.


Những đứa trẻ trên đảo Trường Sa rất háo hức mỗi khi được biết có đoàn khách ra thăm. Bé Đặng Bùi Phương Anh cho biết, lần nào cũng thế, khi bộ đội báo thức để đón đoàn lúc 4h sáng, bé cùng các bạn cũng thức dậy, nô nức chuẩn bị quần áo để ra cầu cảng đón khách từ đất liền ra thăm. "Chúng cháu rất vui và không thể ngủ được", Phương Anh bẽn lẽn cười.


Không chỉ chăm chỉ học hành, trẻ ở Trường Sa còn thường xuyên dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ đảo.


Nguyễn Anh Đức, học sinh lớp 3 cho biết, lớn lên em muốn làm chiến sĩ Hải quân, ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc, giống như những chú bộ đội nơi em sống đang làm.

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online