Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Long. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013


Tại ngã ba Ông Tạ (đường CMT8, Q.Tân Bình, TP.HCM), chợ lá dong Sài Gòn bắt đầu nhộn nhịp. Trong khi đó, các thương lái cũng tấp nập chuyển lá chuối về chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) bán sỉ và lẻ.


Chợ lá dong Ông Tạ nổi tiếng Sài Gòn. Mỗi năm những người bán lá tụ tập từ ngày 15 âm lịch, tạo nên con đường xanh rì màu lá, người bán người mua tấp nập suốt đêm ngày.


Chị Vũ Ngọc Thảo (quê Đồng Nai), người bán lá dong ở đây được 10 năm, cho biết năm nay trời nắng nóng, lại là năm nhuận nên lá bị cháy vàng và khan hàng nên giá có thể tăng cao vào những ngày 25 - 27 Tết, bởi đây là thời điểm người mua nhiều nhất. Trừ chi phí, ăn uống, nhân công thì mỗi phiên chợ (15 ngày) chị lãi được vài triệu đồng. Chị Thảo cho biết thêm, khoảng 2h sáng, các thương lái tới đây lấy lá để phân phối ra các chợ và lò nấu bánh trên địa bàn. Giá mua sỉ rẻ hơn mua lẻ nhưng bán sỉ là nguồn thu chính của chị.


Chợ lá tấp nập nhất là từ ngày 25 - 27 âm lịch. Năm nay giá lá dong có thể tăng hơn năm ngoái vì thời tiết khắc nghiệt, nguồn hàng khan hiếm.



Còn lá chuối ở chợ Ông Tạ số lượng không nhiều, chỉ bán kèm lá dong cho những nhà gói bánh tét. Giá lá chuối ở đây được bán theo kg với giá 15.000 đồng/kg. Xen lẫn màu xanh của những bó lá dong, lá chuối là các khuôn bánh, bó lạt buộc bánh màu trắng. Lạt buộc bánh có giá từ 4.000 - 10.000 đồng/bó.




Người đến, người đi, người lựa, người mua, chở lá tấp nập một đoạn đường. Tuy nhiên theo nhiều người, chợ lá dong ngày càng kém đông vui vì người tự gói bánh ít đi, giờ siêu thị cái gì cũng có nên làm mất dần không khí đầm ấm ngày Tết.




Người đến, người đi, người lựa, người mua, chở lá tấp nập một đoạn đường. Thời điểm nhộn nhịp nhất là từ 25 - 27 Tết, người mua người bán đông đúc cả ngày lẫn đêm. Nhưng một số tiểu thương cho biết lượng khách đến chợ giảm dần, không khí cũng không còn nhộn nhịp bằng các năm trước vì càng ngày càng ít người tự nấu bánh, siêu thị giờ cái gì cũng có nên tính thiêng liêng, ấm cúng ngày Tết mất dần.


Bán kèm lá dong là lạt buộc bánh. Mỗi bó lạt có giá từ 4.000 - 10.000 đồng.


Còn tại chợ lá chuối Bà Chiểu, vào đêm khuya xe tải chở đầy lá về đổ xuống các sạp chợ. Tiệm của cô Bé Hai bán lá chuối quanh năm, nhưng đến đầu tháng 12 âm lịch cô nhận lá nhiều hơn từ Gia Kiệm, Phương Lâm, Long Khánh, Bình Long… để phân phối cho các tiểu thương khác.


Chợ lá chuối Bà Chiểu cũng tấp nập không kém. Theo những người bán hàng, lá chuối thường được chia làm 3 loại lá nhất, lá trung, lá nhép, mỗi loại có một mức giá khác nhau.


Xem bài viết đầy đủ

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013



Đậu phụ Bình Long là một trong những sản vật đặc biệt của địa phương để lại nhiều ấn tượng với ai đã một lần thưởng thức


Bánh ngải dễ ăn, mát và không ngấy


Nhiều người ở tận Hà Nội, Hải Phòng cũng tìm đến Hà Châu mua trám


Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa mộc mạc, vừa đậm đà khó quên


Bánh chưng Bờ Đậu bán quanh năm, theo chân khách thập phương đi về mọi miền đất nước.


Trà Thái đượm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ còn nhớ mãi

Xem bài viết đầy đủ

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011


Bà bán “bột sắt” trên phố Hàng Khoai, Hà Nội.


Lâu nay, giới buôn gà thường rỉ tai nhau về việc sử dụng hóa chất nhuộm gà làm sẵn cho bắt mắt. Gà nhuộm xong có da vàng ươm, béo ngậy, căng phồng, ai nhìn cũng muốn mua. Để kiểm chứng, chúng tôi đến nhiều chợ tự phát ở các phố ngoại thành Hà Nội như đường B52, Bưởi, chợ tạm thuộc Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, (quận Cầu Giấy), Trường Chinh, Láng (quận Đống Đa), Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai)… đều bắt gặp những quầy bán gà vàng ươm, con nào con nấy béo ngậy. Tương tự, ở TP HCM, rảo quanh các chợ tự phát như trên các tuyến đường Tô Ký, Nguyễn Văn Quá, Nguyễn Ảnh Thủ, Lê Văn Khương (quận 12), Phan Văn Trị, Nguyễn Oanh, Thống Nhất, Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp), Bình Long, Tân Hương, Tân Kỳ, Tân Quý (quận Tân Phú)… cũng thấy bán rất nhiều loại gà làm sẵn da vàng ươm.Bà bán “bột sắt” trên phố Hàng Khoai, Hà Nội. (Ảnh: Hoài Nam)Công nghệ nhuộmTheo bí quyết của dân buôn gà, trước khi mang ra chợ bán, gà làm sẵn được nhuộm qua một loại màu là “bột sắt”. Loại bột này, chỉ cần bỏ vào khoảng nửa thìa cà phê là nhuộm được khoảng trên dưới 100 con gà. Đặc biệt, dân buôn gà khẳng định dùng “bột sắt” nhuộm gà sẽ không bị người mua phát hiện, bởi khi nhuộm nước màu ngấm sâu vào da gà. Nhuộm xong, mang gà ra nước rửa thoải mái vẫn không bị phai màu, vì vậy không sợ bị khách hàng phát hiện.Một lái buôn cả gà thịt lẫn gà sống ở chợ Lòng Thuyền (Lĩnh Nam, Hà Nội) tên H. cho biết, lúc đầu không biết cách nhuộm gà và chỉ nhuộm bằng bột nghệ nên không bắt mắt. Sau đó, được một bạn hàng “truyền bí quyết” dùng “bột sắt” nhuộm mới là tuyệt chiêu. Từ đó, H. thường xuyên mua “bột sắt” về nhuộm gà trước khi mang ra chợ bán lẻ. Cũng theo H., tất cả các bạn hàng anh biết đều mua “bột sắt” về để nhuộm. “Tôi làm ít nên chỉ mua vài lạng. Có người mua cả ký bột sắt vì họ có nhiều mối nhà hàng, quán ăn đặt số lượng cả trăm con mỗi ngày”, H. cho biết.


Gà mới được vặt lông.


Cho vào nồi nhuộm.


Quầy “bột sắt” ở chợ Kim Biên, TP HCM.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011


Khu câu cá này chỉ hoạt động vào mùa mưa do vùng trũng các nguồn nước mưa từ nhiều mộ đổ về đây tích tụ tạo thành. "Hồ" khá rộng, nằm ngay mặt tiền đường Bình Long, quận Bình Tân.



Người dân cho biết, lợi dụng nước mưa đọng lại thành hồ nên ông Tư (chủ kinh doanh) sáng kiến mua cá về thả tạo nên dịch vụ “câu cá giải trí cõi âm” này.


Mùi hôi thối từ bãi rác ngay gần đó bốc lên nồng nặc nhưng nhiều người vẫn rất hào hứng ngồi câu cá và vui mừng la hét mỗi khi cá cắn câu.


Giá câu cá một giờ là 20.000 đồng, còn 3 giờ là 50.000 đồng.


Bao quanh "hồ" là hàng trăm ngôi mộ vây kín.


Nhà vệ sinh nằm ngay giữa hồ.


Ao khá sâu và rộng, nhưng không hề có hàng rào bao quanh nên rất nguy hiểm vì các em nhỏ trong khu vực thường đến đây để chơi và bắt chước người lớn câu cá.


Xem bài viết đầy đủ

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011


Cậu bé ngồi trước nhà thờ đá Sapa, thị trấn của tỉnh Lào Cai quá nổi tiếng để vào S100 điểm đến.


Thánh địa Mỹ Sơn, di sản thế giới thuộc Quảng Nam nằm trong S100.


Du khách chơi dù lượn trên biển Mũi Né (Phan Thiết), một trong hai địa danh của tỉnh Bình Thuận lọt vào S100.


Các danh sách đề cử này nằm trong chương trình tìm kiếm mang tên Hành trình S100 do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam thực hiện, nhằm giới thiệu, quy tụ và tôn vinh những giá trị theo con số 100 từ khắp các địa phương của đất nước.  Cậu bé ngồi trước nhà thờ đá Sapa, thị trấn của tỉnh Lào Cai quá nổi tiếng để vào S100 điểm đến.Ông Lê Trần Trường An, TGĐ Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cho biết, để có 100 đề cử điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam, đơn vị đã phải thu thập thông tin và chọn lựa từ danh sách hơn 700 điểm đến ở mọi miền đất nước. Các nguồn cung cấp, tham khảo là các sở, ngành, công ty du lịch, các hướng dẫn viên, du khách tại các cửa khẩu...Hầu hết điểm đến trong danh sách đều nổi tiếng hoặc quen thuộc với người trong nước lẫn du khách nước ngoài như: vịnh Hạ Long, thung lũng Mai Châu, Sapa, Điện Biên Phủ, phố cổ Hội An, chợ Bến Thành... Trong số này, thủ đô Hà Nội đứng đầu trong các địa phương có nhiều điểm đến hấp dẫn nhất với 6 địa chỉ như: danh thắng Hương Sơn, làng cổ Đường Lâm, di tích Cổ Loa... Thánh địa Mỹ Sơn, di sản thế giới thuộc Quảng Nam nằm trong S100.Bên cạnh những điểm đến, S100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam là một danh sách ấn tượng khác. Đây là những phiên chợ hết sức đặc thù mà du khách nào cũng muốn đặt chân đến: những chợ bán động vật như: chợ trâu Pắc Nặm (Bắc Kạn), chợ gà Xuân Ô (Bắc Ninh), chợ chuột Bình Long (An Giang), chợ bò Mèo Vạc (Hà Giang), chợ ngựa Si Ma Cai, chợ chim Mường Khương (Lào Cai)...Đó còn là chợ bán hàng tiểu thủ công nghiệp như: chợ nón Gò Găng (Bình Định), chợ chiếu Định Yên (Đồng Tháp); chợ ẩm thực như: chợ Âm phủ (Đà Lạt), chợ ẩm thực Nha Trang; chợ tình như Khâu Vai (Hà Giang), Châu Mộc (Sơn La)... Ngoài ra còn có hàng loạt kiểu chợ lạ lùng khác như: chợ rơm, chợ bán tóc (Nghệ An), chợ cưới (Vĩnh Phúc), chợ âm dương (Bắc Ninh), chợ chữ (TP.HCM)...Đơn vị thực hiện nhận định đây là những phiên chợ chứa đựng những sản phẩm độc đáo, không thể lẫn giữa vùng này với vùng kia. Mỗi phiên chợ của từng vùng cho du khách nhiều khám phá thú vị về con người, văn hóa, phong vị địa phương mà họ đặt chân đến.Du khách chơi dù lượn trên biển Mũi Né (Phan Thiết), một trong hai địa danh của tỉnh Bình Thuận lọt vào S100.Trong khi đó, đề cử 100 ngôi chợ nổi tiếng nhất Việt Nam là những bổ sung đi sâu vào đời sống sinh hoạt của người dân nơi có chợ tọa lạc. Muốn tìm hiểu đời sống một miền đất, cách của nhiều người là vào chợ. Chợ không chỉ là điểm mua bán mà còn là nơi giao lưu văn hóa, không chỉ thể hiện mối quan hệ giao đãi theo chiều ngang, mà còn biểu thị mối quan tâm theo chiều dọc nội tâm con người.


Chợ Âm phủ, Đà Lạt, một trong 100 phiên chợ độc đáo nhất VN.

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online