Hiển thị các bài đăng có nhãn Angkor. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Angkor. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013


Phân tán giữa các gốc cây xoắn của rừng nhiệt đới Campuchia, di tích này thờ thần Vishnu, Hindu là những còn lại của các thủ đô thời đế chế Khmer từ thế kỷ 9 đến 15. Một trong 100 công trình nổi tiếng nhất là đền Angkor Wat và ở Angkor Thom là đền điêu khắc Bayon. Năm 2000, các cơ quan của Campuchia đã cho phép bộ phim hành động "Tomb Raider" (kẻ cướp lăng mộ) được quay tại đây miễn là không nổ súng.


Là một phần của thành phố Athens, pháo đài cổ Grecian được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên và giữ được vẻ đẹp qua nhiều năm nhờ những công dân giàu có của thành phố này. Mặc dù bị tấn công và tàn phá của nhiều người từ đế quốc La mã phương Đông, đã biến những ngôi đền thành chùa, đến những người Venice, sau này đã nã pháo vào khu vực này, địa danh này vẫn trụ vững để mang đến một cái nhìn quan trọng về thần thoại Hy Lạp.


Dù vẫn ở trong danh sách thăm dò các địa danh chính thức được gửi tới UNESCO, nhưng khi Myanmar mở cửa du lịch, tầm quan trọng của việc bảo vệ những công trình kỷ niệm lớn hơn bao giờ. Thủ đô của Vương quốc Myanmar đầu tiên, khu Phật giáo lớn này ở sông Irrawaddy có hơn 2.500 công trình kỷ niệm từ thể kỷ 10.


Là một trong những địa danh đầu tiên được UNESCO đưa vào danh sách từ những năm 1970, quần đảo thuộc thế giới bên kia này nằm khá xa Thái Bình Dương được nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin mô tả như là “một thế giới nhỏ bé trong mỗi chúng ta”. Quần đảo này vẫn không thay đổi trong nhiều thế kỷ, vị trí của nhóm quần đảo tại ngã ba ba dòng chảy đại dương này đã thu hút sự đa dạng của sự sống biển.


Được cấu thành từ sự sói mòn, thung lũng Göreme và xung quanh có những nơi trú ẩn trong hốc đá cho thấy dấu hiệu riêng của nghệ thuật Byzantine thời kỳ hậu mê tín dị đoan. Trong phong cảnh tự nhiên gồ ghề ở trong và xung quanh một hình tam giác nhỏ được hình thành nhờ Ürgüp, Avanos và Nevsehir, các ngôi làng cổ và các thị trấn dưới mặt đất có từ thế kỷ 14 cũng có thể được chiêm ngưỡng


Được cấu thành từ hơn 3000 rạn sang hô khác nhau rải rác trên 600 đảo nhiệt đới, rạn san hộ lớn nhất thế giới này có thể được nhìn thấy từ trên không gian. Trong khi khu vực này đã được bảo vệ kể từ năm 1998, một nghiên cứu 2002 cho thấy hệ sinh thái dành riêng này có hơn một nửa rạn kể từ năm 1985 do sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó có chất tẩy trắng san hô do sự biến đổi khí hậu.


Taj Mahal của Agra là di sản thế giới nổi tiếng nhất của Ấn Độ, nhưng một số khách du lịch phủ nhận phép kỳ diệu của Hampi ít được biết đến. Nép mình giữa các vườn chuối màu lục đẹp đẽ ở phía đông Karnataka, một nhóm các công trình kỷ niệm gồm thủ đô trước đây của Vương quốc Hindu của Vijayanagara lớn nhất cuối cùng từ thế kỷ 14. Các điểm nhấn gồm có các đàn voi, Kallina Ratha (xe ngựa đá) và đền Virupaksha cao chót vót.


Thác nước bán nguyệt tuyệt đẹp này hình thành trên biên giới Argentina và Brazil trải rộng 300m bán kính và cao 80 m. Là nơi cư ngụ của nhiều sinh vật hoang dã từ bướm cánh neon đến cá sấu tinh nghịch, báo đốm hay trốn chạy và nhiều loài thú kỳ lạ, những cánh rừng nhiệt đới xung quanh vào mùa thu mang lại một khung cảnh tuyệt đẹp cùng với những dòng chảy của thác nước.


Vượt qua sự bao phủ của băng lớn nhất ngoài Nam Cực, công viên đẹp như tranh ở Patagonia có biên giới với Chile là một trong những địa điểm đẹp nhất thế giới để theo dõi hoạt động của băng. Khu vực băng lớn phổ biến nhất của công viên là Perito Mereno Glacier có màu xanh sáng, từ đây những tảng băng lớn có thể được quan sát khi va chạm với các dòng nước ngọc lam ở hồ Argentino.


Các địa danh gồm thành phố thiêng liêng của Cusco có nét đặc biệt riêng, nhưng không có những chuẩn bị cho một khách du lịch đón mặt trời mọc ở thành phố Incan của Machu Picchu. Ở độ cao 2.430m so với mực nước biển, ở trung tâm của rừng núi nhiệt đới, sự xâm chiếm từ thế kỷ 15 diễn ra ở một vài địa điểm Inca nhưng không phải những người Tây Ban Nha xâm lấn và vẫn là một trong những địa danh được chụp nhiều hình ảnh nhất cho tới ngày nay.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013


 Đông Nam Á có một địa danh đáng nể, nơi mà "Sura" (tức cá mập) và "Baya" (là cá sấu) vờn nhau trong một cuộc giao tranh để tìm ra vị chúa tể dũng mãnh nhất. Nơi ấy là Surabaya, thành phố lớn thứ hai của đất nước vạn đảo Indonesia. Tại đó, tôi được trải qua cảm giác nghẹt thở trên đỉnh núi lửa Bromo đang cuồn cuộn nhả khói, và ngược dòng lịch sử để khám phá thời cực thịnh của vương triều Hindu cuối cùng Majapahit.


Chinh phục Bromo


Surabaya là một hành trình khám phá hiếm hoi mà tôi từng trải nghiệm có giờ khởi hành thật đẹp: 00:00:00, vì điểm đến của hành trình đầu tiên này cũng là điểm đặc biệt - chinh phục đỉnh núi lửa Bromo vẫn đang âm ỉ hoạt động.


Cả Java có khoảng 40 ngọn núi, hơn phân nửa là núi lửa, trong số đó Bromo là núi lửa đang hoạt động, có phong cảnh đẹp nhất, thế nên nếu có phải hành xác để đến Bromo thì cũng xứng đáng.


Nếu như hành trình lên núi lửa Bromo là một trải nghiệm với thiên nhiên hoang sơ và không kém phần nguy hiểm, thì chuyến về miền cố đô Trowulan lại là một hành trình khám phá bề dày văn hóa, lịch sử của vương triều Hindu giáo cuối cùng Majapahit trên xứ vạn đảo, một vương triều có nhiều gắn kết với văn hóa Chămpa ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.


Trong số các điểm đến ấy, gây ấn tượng với tôi hơn cả là hai di chỉ khảo cổ: Khu lăng mộ của công chúa Chămpa và Trung tâm thông tin về vương triều Majapahit (còn gọi là Bảo tàng Sejarah).


Jayavarman II chính là người đã xây nên công trình dòng sông ngàn Linga trên đỉnh núi Kulen trong khu quần thể công viên Angkor thuộc tỉnh Siem Riep ngày nay.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013


Trong chuyến thăm Siêm Riệp để quảng bá cho du lịch Việt Nam và cả Campuchia, Lý Nhã Kỳ đã khiến rất nhiều người trong đoàn và cả người dân Campuchia bất ngờ trước sự thân thiện và ham học hỏi của mình. Chị cố gắng học những động tác dễ nhất để chơi đàn Kanhi, một loại nhạc cụ truyền thống của đất nước này.


Những người chơi đàn ở đền Angkor là những cựu chiến binh từng chiến đấu hy sinh một phần thân thể. Khi đất nước hòa bình, họ tự nuôi sống bản thân mình bằng nghề ca hát và bán đĩa cho khách du lịch.


Một cựu chiến binh nhiệt tình dạy Lý Nhã Kỳ kéo đàn.



Đàn Kanhi là loại đàn kéo một dây tương tự như đàn nhị của người Kinh. Thân đàn Kanhi được làm bằng mai rùa vàng. Trên thân mai rùa vàng có gắn một đoạn tre nhỏ và đặc, cỡ ngón chân cái, dài khoảng 0,65cm. Ở đầu đoạn tre này có 2 cần để kéo dây gọi là hai tai Kanhi.


Mặc áo dài Việt Nam do NTK Võ Việt Chung thiết kế và kéo đàn Kanhi, trông Lý Nhã Kỳ thật dịu dàng, nữ tính.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013


Đôi dép Ấn Độ cùng chiếc lắc Myanmar trên nền gạch của làng Đường Lâm, nơi tôi đã cùng hai cô bạn có một buổi chiều cực kỳ thú vị. Tôi thích Đường Lâm, thích không khí yên bình và những món quà quê bình dị, thích món bánh tẻ nóng hổi với bát chè xanh, cả những cây kẹo dồi trên chiếc chõng tre nơi đầu làng.


Trên con đường của bãi biển Patong, Phuket, Thái Lan. Một Thái Lan luôn làm cho du khách không bao giờ chán với hàng hà sa số các trò chơi và các khu mua sắm. Dù bạn nhiều tiền hay ít tiền, dù mưa hay nắng, bạn vẫn không bị buồn khi đến với nơi này. Đó là thành phố của những bãi biển trải dài, của những quán bar đêm ngày đỏ đèn và những món ăn đường phố độc đáo.


Bức ảnh này làm tôi nhớ lại những ngày đi lang thang trong các khu đền của Angkor, Camphuchia. Có chút cô đơn vì tôi hơi lạc lõng giữa 2 đôi tình nhân. Nhưng cũng nhờ đó, tôi đã có một bộ ảnh tuyệt vời khi lang thang một mình khắp các hang cùng ngõ hẻm của Siem Riep.


Một chuyến công tác tại hồ Ba Bể. Hôm đó, sức khỏe của tôi không tốt và sau vài vòng xoay của con đường rừng vào đến Ba Bể, không chỉ có tôi mà các đồng nghiệp khác cũng lao đao. Rồi Ba Bể ngút ngàn đón lấy những con người mệt lả. Giữa thiên nhiên và đất trời thênh thang ấy, mọi mệt mỏi tan biến, chỉ có trời, có nước, có mênh mông và tiếng mái chèo vang vọng trong thinh không. Ba Bể tựa một bức tranh thủy mặc trong mắt tôi.


Hôm đó sau khi từ cột mốc A Pha Chải xuống đến đồn biên phòng, cả lũ chúng tôi ai nấy đều mỏi nhừ người, chân sưng phồng và đầy bùn đất. Những đứa con của phố lần đầu vượt núi băng rừng đến với cực Tây tổ quốc, trong lòng đầy háo hức và thích thú. 8 đôi chân trong một chậu nước nóng pha muối. Trời bên ngoài kia rét căm căm nhưng bên chậu nước này ấm áp lạ kỳ bởi tình cảm của những người bạn đi bên nhau.


Tôi mãi mãi không bao giờ quên tấm ảnh này, không bao giờ quên chuyến xuyên đèo Khế trong đêm từ Yên Bái về Thu Cúc bùn lầy, mưa gió khi con đèo đang được làm dở dang. Suốt 3 tiếng đồng hồ để vượt qua quãng đường hơn 20km trên đường về Hà Nội. Con đường gian khổ với 2 chiếc xe bẩn như trâu đầm và bốn đôi chân trét bùn. Nhưng đó cũng là một trong những chuyến đi tuyệt vời nhất mà tôi có được cho đến hôm nay.


Lý Sơn một buổi chiều khi tôi lang thang dọc bãi biển và chụp ảnh những người dân đang vớt rong biển - món ăn dễ chịu của vùng biển. Lý Sơn không có những nhà nghỉ sang trọng cao cấp, không có những quán ăn ê hề thịt cá, chỉ có những người dân hồn hậu, những ngọn gió biển không ngừng và biển khơi ôm ấp quanh bãi bờ.


Tây Bắc mùa hoa trẩu tháng tư, dù đi qua cả trăm lần vẫn khiến ta ngẩn ngơ. Đường hoa nở trắng trên con đường đến với thác Bản Giốc - Cao Bằng. Hoa trải thảm trên con đường, hoa điểm to cho những đuôi xe rực rỡ.


Hồ Quan Sơn trong một buổi chiều mùa hè mát mẻ khi tôi cùng cô bạn thân lang thang xuống đây. Một chiếc thuyền thong thả đi giữa mênh mông hồ, giữa màu xanh của trời, của nước, của súng và của những bông sen nở lấp lóa. Mùa sen tới, nhớ lại về chơi với Quan Sơn, chỉ cách Hà Nội tầm 20km về phía chùa Hương - Hà Tây.


Mộc Châu tháng 11, đẹp lắm, da diết lắm! Ai về Mộc Châu những mùa hoa đều muốn lưu giữ cho mình những khuôn hình thật đẹp của mảnh đất này. Mộc Châu với những đồi chè trong sương giăng, với những đóa hoa dã quỳ nở rộ trong nắng vàng ươm, những đóa trạng nguyên tươi cười trong gió và những cánh đồng cải trắng mơ màng.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013


Không những vậy, đi đến đâu, Lý Nhã Kỳ cũng được khán giả xin chụp hình chung và xin chữ ký; ngay cả khán giả của Hàn Quốc, Singapore và cả Đan Mạch, Pháp… cũng nhận ra Lý Nhã Kỳ, và dành nhiều lời khen tặng vẻ đẹp nổi bật của cô.


Lý Nhã Kỳ được chào đón nồng nhiệt ở quốc gia láng giềng



Chính giới truyền thông của Campuchia đã ví sự xuất hiện của Lý Nhã Kỳ không khác gì sự xuất hiện của Angelina Joliecủa mấy năm trước khi cô này đến Siêm Riệp.



Suốt chuyến đi, Lý Nhã Kỳ đã để lại cho ngành du lịch Campuchia nhiều ấn tượng. Thậm chí ông Tekreth Samrach Quốc Vụ Khanh phụ trách giao thông kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Angkor Air luôn nhắc lại với giới truyền thông trong và ngoài nước rằng ngành du lịch Việt Nam rất may mắn khi có một Đại sứ như Lý Nhã Kỳ, và Campuchia cũng rất nên có một đại sứ du lịch.


Một số hình ảnh của Lý Nhã Kỳ tại xứ Chùa tháp:

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013


Mỗi ngày có hàng ngàn du khách quốc tế ghé đến Campuchia, đặc biệt là Siêm Riệp. Là một trong số đó, Lý Nhã Kỳ đã đến thăm thú đền Angkor Watt - niềm tự hào của đất nước chùa tháp.


Lý Nhã Kỳ mặc trang phục truyền thống của Campuchia viếng thăm đền Angkor khiến bao khách du lịch và người dân bản xứ ngẩn ngơ. Cũng như Angelina Jolie, Lý Nhã Kỳ đặc biệt thích những kiến trúc cổ của người Khmer, chị như lặng đi khi thấy một công trình vĩ đại đang sụp đổ dần dù cả thế giới đang cố gắng góp sức trùng tu.


Người đẹp sẵn sàng mua tất cả những món đồ thủ công mỹ nghệ trên đường đi để ủng hộ trẻ em nghèo xứ này.


Dù rút lui khỏi vị trí Đại sứ du lịch nhưn Lý Nhã Kỳ vẫn diện tà áo dài của NTK Võ Việt Chung để quảng bá cho du lịch Việt Nam.


Người đẹp thành tâm bỏ thẻ cầu may mắn.


Đi đến đâu, Lý Nhã Kỳ cũng được khán giả nhận ra xin chụp hình chung và xin chữ ký. Thậm chí có cả những khán giả của Hàn Quốc, Singapore và cả Đan Mạch, Pháp… cũng nhận ra Lý Nhã Kỳ, họ đều gọi cô với tên thân mật “Miss Kỳ” và đi theo chị suốt cuộc hành trình để chụp ảnh.



Lý Nhã Kỳ thân thiện chụp ảnh cùng trẻ em khu vực Angkor.


Nhiều khán giả Việt Nam đi du lịch thấy chị đã thốt lên trêu đùa: "Lý Nhã Kỳ xin rút Đại sứ du lịch Việt Nam để làm Đại sứ du lịch Campuchia à?". Lúc đó, nữ diễn viên cười nhẹ nhàng cho biết, chị đang quảng bá du lịch cả hai đất nước anh em và mong muốn thắt chặt mối quan hệ thân thiết này.


Sự xuất hiện của Lý Nhã Kỳ không chỉ gây ồn ào tại khu đền Angkor mà cả chợ đêm tại Siêm Riệp cũng bị cuốn hút.


Lý Nhã Kỳ tìm hiểu các đặc sản của vùng đất này.


Ở đâu Lý Nhã Kỳ cũng được khán giả và người dân Campuchia chào đón. Qua sự đón tiếp nồng hậu của người dân, Lý Nhã Kỳ hứa sẽ quay trở lại Siêm Riệp và sẽ làm nhiều việc ý nghĩa cho kỳ quan thế giới đang có nguy cơ bị mai một này.

Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online