Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Hà. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Hà. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013


Ở đầu phía Đông, phố này giáp các phố Thanh Hà và Đào Duy Từ. Ở giữa là ngã tư Hàng Chiếu - Hàng Giầy - Nguyễn Thiện Thuật và ngõ Đồng Xuân.


Cửa ô Quan Chưởng trên phố Hàng Chiếu thời kỳ năm 1906 và nay


Thời Nguyễn, phố buôn bán nhiều chiếu cói và cả chén bát nên còn có tên là Hàng Bát. Phố được xây dựng trên đất thôn Thanh Hà của huyện Thọ Xương cũ, nối thông khu phố chợ phía Đông Long thành với bến sông Hồng. Vì thế tên chính thức của cửa ô Quan Chưởng là cửa ô Thanh Hà.


Chính tại đây, năm 1883 thuyền trưởng Francis Garnière đã dẫn lính qua cửa ô Đông Hà tiến vào thành Hà Nội gây chiến với Tổng đốc Hoàng Diệu.


Nhà xây trên mặt phố phải được xếp thẳng hàng, đường phố có vỉa hè, có trồng cây hai bên, có đèn thắp ban đêm, có quang cảnh một phố theo kiểu Pháp. Đây là phố đầu tiên ở Hà Nội có kiến trúc kiểu tây nên người dân còn quen gọi là phố Mới.


 Bức ảnh về ô Quan Chưởng được chụp năm 1902


Phố đã nhiều đổi thay chỉ sau vài năm, từ 1902 tới 1906. Con đường mang dáng dấp phố Tây đầu tiên ở Hà Nội, với nhà xây san sát, vỉa hè lát gạch, hàng cây tỏa bóng, tối đến có bóng đèn thắp sáng...


Phố đã nhiều đổi thay chỉ sau vài năm, từ 1902 tới 1906. Con đường mang dáng dấp phố Tây đầu tiên ở Hà Nội, với nhà xây san sát, vỉa hè lát gạch, hàng cây tỏa bóng, tối đến có bóng đèn thắp sáng...


Bức ảnh đầu tiên ghi dấu xe hơi xuất hiện ở phố Hàng Chiếu thời Pháp chiếm đóng thành Hà Nội


Từ cuối những năm 90 thế kỷ 19, Phố Mới không thay đổi mấy nữa về mặt xây dựng. Phố chạy thẳng ra cửa ô, liền kề chợ Đồng Xuân tấp nập người qua lại, đóng vai trò là cửa ngõ thành phố.


Ngày nay các loại chiếu đa dạng về chủng loại, mẫu mã... được bày bán dọc con phố


Ngoài mặt hàng truyền thống, các cửa hàng kinh doanh giờ đây còn bán cả các loại bao bì, dây, băng dính...


Các hoạt động mua bán luôn tấp nập diễn ra hàng ngày


Ngõ Đồng Xuân trên phố Hàng Chiếu là con ngõ chuyên bán các loại hàng ăn đặc trưng của đất Hà Thành


Phố Hàng Chiếu từng là một nơi chiến đấu ác liệt của quân ta trong những ngày tháng đầu của cuộc Kháng chiến chống Pháp. Trận địa Ô Quan Chưởng đã đứng vững cho đến khi Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi Thành phố ngày 17/02/1947 qua cầu Long Biên gần kề đó.


Cuộc sống thường ngày trên con phố Hàng Chiếu


Bà cụ với quán nước nhỏ trên hè phố tấp nập đầu cửa ô


Thời gian đó giữa lúc cả Hà Nội, cả Liên khu I đang là một chiến trường ác liệt mịt mù khói súng thì đúng ngày 1 tết Đinh Hợi (tức ngày 22/1/1947), một bữa tiệc do Trung đoàn Thủ đô tổ chức tại số nhà 85 phố Hàng Chiếu với danh nghĩa là chiêu đãi các ngoại kiều nhưng thực chất là để tập hợp các đại biểu, giải thích cho họ rõ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đồng thời cho họ thấy tận mắt nhìn thấy khí thế và thực tế vững mạnh của Liên khu I, gián tiếp bác bỏ luận điệu tuyên truyền của giặc Pháp rằng Liên khu I đang kiệt quệ, Trung đoàn Thủ đô đang tan rã.

Xem bài viết đầy đủ

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012


Đại Đức Thích Tâm Mẫn


Sau khi được cấp giấy phép thực hiện đại nguyện của mình trong 6 năm, sáng mùng 2 Tết Kỷ Sửu (ngày 27/1/2009) với bốn câu kệ "Sám hối tội lỗi - Cầu nguyện hòa bình - Chí đạt quả Phật - Hóa độ chúng sanh", Đại Đức Thích Tâm Mẫn bắt đầu hành trình xuyên Việt dọc theo quốc lộ 1A, dài khoảng 1.800 km từ Tp.HCM đến Yên Tử (Quảng Ninh), mỗi ngày dự kiến đi được khoảng 2 km, kéo dài khoảng 4 năm.


Nếu đến đích, thầy sẽ lạy được khoảng 3 triệu lạy và niệm được khoảng 6 triệu câu hồng danh A Di Đà Phật


3/1/2010, “thầy trò” Đại đức Thích Tâm Mẫn đặt chân tới địa phận tỉnh Phú Yên.


1/9/2010, nhà sư “Nhất bộ nhất bái” đi tới địa phận tỉnh Quảng Ngãi, cách Hà Nội 888km.


Đúng 1/1/2011, nhà sư “chinh phục” đèo Hải Vân. Ngày 27/4/2011, Đại đức Thích Tâm Mẫn đã đến TP Đông Hà, Quảng Trị.


Hình ảnh được ghi lại vào 21/10/2011, lúc nhà sư và đoàn tháp tùng hành lễ trên địa phận tỉnh Hà Tĩnh.


Ngày 27/11/2012, nhà sư đặt chân đến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.


Trước đó, khi đoàn "nhất bộ nhất bái" đến địa phận tỉnh Quảng Bình, đây cũng là nơi ghi dấu, lần đầu tiên hình ảnh các thành viên trong đoàn tháp tùng “tung chưởng”, ném nón lá vào người dân hiếu kỳ đến xem nhà sư hành lễ bị ghi lại


Hình ảnh này được ghi lại vào ngày 12/3/2011, khi nhà sư Thích Tâm Mẫn đến địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.


19/3/2012, nhà sư đến địa phận tỉnh Thanh Hóa.


Hình ảnh khá mờ nhạt này được ghi vào 18/5/2012, khi nhà sư đến địa phận thành phố Ninh Bình.


26/6/2012, đoàn “Nhất bộ nhất bái” đến địa phận Phủ Lý, Hà Nam. Tại đây, Đại đức Thích Tâm Mẫn đã tiến hành nghi lễ phóng sinh.


Rạng sáng 19/7/2012, nhà sư đi tới địa phận thủ đô Hà Nội.


17/8/2012, khi đi qua địa phận tỉnh Bắc Ninh, đoàn tháp tùng nhà sư Thích Tâm Mẫn đánh chảy máu đầu anh Đỗ Văn Cường (Liên Bão, Tiên Du, Bắc Ninh). Sự việc khiến nhiều người dân bức xúc và bất ngờ.


Rạng sáng 14/9/2012, anh Đỗ Đức Thanh ở Hữu Bằng, Ngọc Xá, Quế Võ, Bắc Ninh bị nhóm tháp tùng nhà sư “Nhất bộ nhất bái” đánh và quẳng xuống mương nước.


Tháng 10/2012, đoàn “Nhất bộ nhất bái” hành lễ trên địa phận tỉnh Quảng Ninh, tỉnh cuối cùng trong hành trình vượt 1800km của Đại đức Thích Tâm Mẫn.


Ngày 14/11/2012, nhà sư chính thức bước chân tới địa phận Suối Tắm (Yên Tử). Chỉ một thời gian rất ngắn nữa, nhà sư sẽ đến chùa Yên Tử và kết thúc hành trình.


Ngày 17/11, Đại đức Thích Tâm Mẫn đặt chân lên vùng đất thiêng Yên Tử, kết thúc hành trình "nhất bộ nhất bái" kéo dài 4 năm.

Xem bài viết đầy đủ

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012


Thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn.


Từ Khe Sanh theo đường Hồ Chí Minh đoạn qua Cam Lộ, bạn sẽ đến Cồn Tiên, nơi diễn ra cuộc vây ép năm 1967. Cồn Tiên cũng là địa danh được được con trai của một cựu chiến binh tham chiến ở đây đánh giá là mô hình thu nhỏ để dạy về chiến tranh Việt Nam cho thế hệ sau.  


Vẻ đẹp địa đạo Vĩnh Mốc.


Thành cổ Quảng Trị.



Sau đó đến Cửa Rào, tham quan khu vực ngã ba sông với vẻ tươi mát của nước, của cây cối song lại nổi tiếng nóng nhất nước hay tham gia mua sắm ở cửa khẩu Lao Bảo nằm trên quốc lộ 9 từ Đông Hà sang Lào, cách thị xã Đông Hà khoảng 80km, và ngay cạnh sông Sepon.


Biển Cửa Tùng với vẻ đẹp "nữ hoàng của các bãi biển".



Thời điểm đến Quảng Trị tốt nhất là từ tháng 12 đến tháng 4. Từ tháng 5-6 sẽ có gió nồm khô và nóng, từ tháng 7-11 là "mùa bão" của tỉnh này.




Khu vực trung tâm Quảng Trị gồm các tuyến đường Lê Duẩn, Lê Quý Đôn, Trần Hưng Đạo, ... bạn có thể dựa vào lịch trình tham quan chọn địa điểm lưu trú. Nên gọi điện thoại đặt chỗ trước khi đến. một số cái tên bạn nên ghi chú nếu có ý định du lịch tại vùng đất này là khách sạn Công đoàn, nhà nghỉ Tỉnh ủy…



Thấu, bánh ướt thịt heo ba chỉ ở chợ.  Cháo cá gần nhà trẻ hoa sen ở đường Hai Bà Trưng. Bánh khoái ở Dốc Ma. Bún mắm nêm đường Nguyễn Huệ. Hến xào xúc bánh tráng, ốc hút đường Hoàng Diệu. Bún thịt nướng ở chân cầu vượt. cháo vịt bà Thành ỏ ngõ bến xe cũ. cháo chằng hương đoạn cầu vượt. Cháo lòng dứoi chân cầu Ga. Cháo bột ngay đường vào Thành cổ. Nem lụi, bánh bèo ở chợ Sãi.



Làng quê thanh bình.



Xem bài viết đầy đủ

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online