Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012


Cứ đến tháng 12 hàng năm, người dân tộc Dong và Mèo ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc lại nô nức dự lễ hội Sama. Đây là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời nhất còn tồn tại ở Trung Quốc và đã được vinh danh là một trong những tài sản phi vật thể của quốc gia. 


Trong tiếng của người dân tộc Dong, Sama có nghĩa là tổ mẫu, là người phụ nữ đã sinh ra vạn vật, nữ chúa của muôn loài và là hình tượng cho mọi nữ anh hùng. Theo truyền thuyết cổ xưa từ thời mẫu hệ, chính bà đã lãnh đạo dân tộc Dong chiến thắng mọi kẻ thù. Vì vậy, người dân vùng Quý Châu đã mở lễ hội tưng bừng để tôn vinh bà. 



Để thờ cúng Sama, người dân Quý Châu đã cho xây dựng một đền thờ trên đỉnh đồi gọi là Ransa (nhà của tổ mẫu). Trong đền thờ, có một chiếc ô đen để mở cùng vài hòn đá phía dưới. Chiếc ô tượng trưng cho Sama che chở cho dân làng còn những hòn đá là người dân, sống yên vui dưới sự che chở ấy. 



Vào dịp lễ hội Sama tháng 12, những người phụ nữ Quý Châu mặc trang phục cổ truyền đẹp nhất, diễu hành trên đường phố. Những người đàn ông cũng tham gia dự lễ, thường đóng vai các nhân vật trong tích truyện xưa, động vật hòa vào đoàn diễu hành, tạo nên một bầu không khí rất vui vẻ, sắc màu rực rỡ. 




Trước kỳ lễ hội, họ nấu sẵn những loại rượu từ gạo. Đến lễ hội, người Dong và người Mèo vừa nhảy múa, hát những bài hát truyền thống của dân tộc, vừa uống thỏa thích rượu gạo. Trẻ em cũng tràn ra phố trong trang phục dễ thương với nhiều phụ kiện bằng bạc. Đến Quý Châu tháng 12 và dự lễ hội Sama là một trải nghiệm khó quên của du khách. 




Để thờ cúng Sama, người dân Quý Châu đã cho xây dựng một đền thờ trên đỉnh đồi gọi là Ransa (nhà của tổ mẫu). Trong đền thờ, có một chiếc ô đen để mở cùng vài hòn đá phía dưới. Chiếc ô tượng trưng cho Sama che chở cho dân làng còn những hòn đá là người dân, sống yên vui dưới sự che chở ấy. 


Dean (Xzone/TTTĐ)

Xem bài viết đầy đủ

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cùng Chia Sẻ © 2013 - Nghe Đọc Truyện Online